Quy trình đăng ký nhãn hiệu theo quy định
Mục lục
Thực hiện quy trình đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Tại Việt Nam, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng. Bài viết hôm nay, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết quy định quy trình đăng ký nhãn hiệu cho các bạn nắm.
Lợi ích khi thực hiện quy trình đăng ký nhãn hiệu là gì?
Chủ nhãn hiệu khi thực hiện quy trình đăng ký sẽ có được các lợi ích sau đây:
Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu
- Xác nhận quyền ưu tiên bảo hộ nhãn hiệu tính từ ngày nộp đơn;
- Chủ nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu sau khi được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu
- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, điều này sẽ tránh được các chủ thể khác xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình trong quá trình sử dụng;
- Là căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình nếu xảy ra hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững
- Tạo niềm tin và hợp tác bền vững với khách hàng, đối tác;
- Tạo sự chuyên nghiệp, uy tín với với khách hàng, đối tác.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm giấy tờ gì?
Trước khi thực hiện đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thì cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
- Tờ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký độc quyền;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp tiền.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu đã được đăng ký tại Sở hữu trí tuệ. Sau khi có kết quả tra cứu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu. Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu cần sửa đổi để có thể được cấp GCN bảo hộ.
Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu, nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký thì chủ đơn tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ như trên và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, chủ sở hữu đơn, mẫu nhãn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Nếu đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Nội dung công bố bao gồm các thông tin về đơn đăng ký, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Từ đó đánh giá khả năng cấp văn GCN nhãn hiệu.
Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngược lại, nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối có nêu rõ lý do.