Kịch dân ca được bảo hộ như thế nào?
Nền nghệ thuật hiện đang rất được chú trọng phát triển trên hầu hết mọi phương diện khác nhau. Gần như mọi loại hình của các tác phẩm nghệ thuật đều được quan tâm cũng như được bảo đảm để tạo tiền đề đến gần hơn với công chúng. Nhất là đối với tác phẩm sân khấu nói chung và các tác phẩm kịch dân ca nói riêng thì lại càng được pháp luật hiện hành và đặc biệt là pháp luật về sở hữu trí tuệ rất đặc biệt chú trọng.
Cụ thể điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 đã quy định tác phẩm sân khấu là đối tượng được quyền tác giả bảo hộ. Đây là cách thức để những chủ thể sáng tạo nên tác phẩm có thể bảo vệ được cho quyền lợi của mình. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại hình tác phẩm nào cũng được bảo hộ bởi danh nghĩa của một tác phẩm sân khấu.
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo dạng này bao gồm các loại hình nghệ thuật biểu diễn như: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Như vậy, các tác phẩm kịch dân ca thực chất được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả như theo nhóm tác phẩm sân khấu. Khi đó các vấn đề liên quan đến tác phẩm đều có cơ chế bảo đảm cũng như hạn chế được những hành vi xâm phạm đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đã góp phần tạo nên tác phẩm.