Quy trình, cách thức đăng ký sở hữu thương hiệu
Mục lục
Đăng ký sở hữu thương hiệu nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân khi xảy ra tranh chấp thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu thương hiệu.
1. Quy trình đăng ký sở hữu thương hiệu diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước khi thực hiện đăng ký sở hữu thương hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ đăng ký độc quyền thương hiệu;
- Mẫu thương hiệu muốn đăng ký độc quyền;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký thương hiệu độc quyền khi được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp tiền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu và nhận kết quả
Chủ sở hữu có thể tự đăng ký bảo hộ hoặc ủy quyền cho chủ thể khác nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ và ra quyết định:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký. Từ đó đưa ra kết luận đơn đăng ký có được coi là hợp lệ hay không. Đơn đăng ký hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn đăng ký không hợp lệ sẽ bị từ chối ;
- Công bố đơn đăng ký: Được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký thương hiệu hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu: Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng;
- Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu: Nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ thương hiệu và đã nộp phí đầy đủ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
2. Vì sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu thương hiệu?
Thực ra, chủ sở hữu có thể tự đi đăng ký sở hữu thương hiệu. Nhưng không phải ai cũng am hiểu thủ tục đăng ký và có thời gian để tới cơ quan nhà nước thực hiện. Chính vì vậy, những đơn vị dịch vụ pháp lý mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu.
Mặc dù, khi ủy quyền cho đơn vị dịch vụ đại diện cho bạn đi đăng ký thương hiệu với cơ quan nhà nước sẽ tốn thêm một khoản phí. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được kết quả đăng ký như mong muốn mà không mất nhiều thời gian bởi chủ thể thực hiện là những người đã được đào tạo chuyên môn và kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh,…
3. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu?
Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị pháp lý thực hiện dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu uy tín nhất hiện nay. Nội dung dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung như sau:
- Tư vấn chi tiết điều kiện đăng ký thương hiệu;
- Tư vấn tính khả thi được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu độc quyền;
- Miễn phí tra cứu sơ bộ mẫu thương hiệu;
- Tra cứu thương hiệu;
- Tư vấn quy trình đăng ký thương hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu khi được yêu cầu;
- Đại diện Quý khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu;
- Nộp hồ sơ đăng ký và theo dõi tiến trình đăng ký;
- Đại diện Quý khách hàng xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký;
- Nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu chuyển lại cho khách hàng.