Quy định đăng ký giải pháp hữu ích
Mục lục
Khi giải pháp hữu ích của bạn đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì đừng ngần ngại đăng ký giải pháp hữu ích với Cục sở hữu trí tuệ. Quá trình này sẽ giúp bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích của bạn đối với giải pháp hữu ích. Đồng thời giúp hạn chế những hành vi xâm phạm cũng như có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý hành vi xâm phạm.
1. Bảo hộ giải pháp hữu ích cần đáp ứng điều kiện gì?
Giống với sáng chế, giải pháp hữu ích cũng là giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, giải pháp hữu ích không nhất thiết phải là một giải pháp mới hoàn toàn mà có thể là giải pháp cải tiến của các giải pháp sẵn có hoặc của các sáng chế đã tồn tại từ trước, tăng tính hữu ích của các giải pháp, sáng chế đó.
Việc không đòi hỏi quá cao về tính sáng tạo đối với giải pháp hữu ích được thể hiện trong điều kiện bảo hộ. Cụ thể, giải pháp hữu ích được bảo hộ khi:
- Có tính mới: Tức là chưa được bộc lộ công khai dưới dưới hình thức công bố, sử dụng hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.
2. Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký giải pháp hữu ích được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích
Khi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích, cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Đơn đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích;
- Bản mô tả giải pháp hữu ích đăng ký bảo hộ và nêu rõ yêu cầu bảo hộ;
- Bản tóm tắt về giải pháp hữu ích;
- Giấy tờ xác nhận quyền đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí ;
- Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký như trên và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xét duyệt, cụ thể như sau:
- Thẩm định hình thức: Nhằm kiểm tra hồ sơ đăng ký có đầy đủ và hợp lệ không? Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn đăng ký giải pháp hữu ích hợp lệ. Ngược lại thì sẽ bị từ chối;
- Công bố đơn đăng ký bảo hộ: Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ thì sẽ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký: Đánh giá sáng chế có yêu cầu đăng ký bảo hộ có đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không;
- Ra quyết định từ chối hoặc chấp thuận: Nếu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Và ngược lại, nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và đã nộp đầy đủ phí, lệ phí đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ đăng ký giải pháp hữu ích gồm những nội dung nào?
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, Văn phòng đăng ký bản quyền tự hào là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích uy tín, đảm bảo chất lượng với những dịch vụ chính sau đây:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về việc đăng ký giải pháp hữu ích;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn cho việc đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích;
- Đại diện Khách hàng lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký bảo hộ;
- Đại diện khách hàng nhận Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,…