Nhãn hàng hoá theo quy định mới
Nhãn hàng hóa là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm bất kì khi chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh tất cả các loại hàng hoá lưu thông ở trong nước, cũng như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Ghi nhãn hàng hóa là nghĩa vụ của chủ kinh doanh, nếu không thực hiện nghĩa vụ này thì chủ thể kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm nhãn hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 3. NĐ 43/2017
“1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;”
Nội dung thể hiện nhãn hàng hóa
Trên nhãn hàng hóa, tên hàng hoá đây là một dấu hiệu bắt buộc phải có để qua đó thấy được thương hiệu. Tên gọi là cơ sở quan trọng để thể hiện sở hữu sản phẩm.
Nhãn hàng hóa cần có tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng hay còn gọi là khối lượng tịnh; ngày sản xuất; hạn sử dụng để cho khách hàng và nhà quản lí thấy được thời hạn an toàn để sử dụng sản phẩm, nếu quá hạn thì phải bỏ ngay sản phẩm tránh trường hợp gây hại cho người tiêu dùng. Xuất xứ hàng hoá phải được thể hiện và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, không được ghi sai lệch, gây nhầm lẫn với các sản phẩm khác trên thị trường. Trên nhãn hàng hóa cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin theo quy định trên mới được lưu thông trên thị trường.
Hình thức thể hiện
Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá đó, riêng có của hàng hóa đó bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí dễ dàng khi quan sát, dễ nhận thấy, không tách rời các bộ phận của một thể thống nhất của hàng hóa đó. Nhãn hàng có thể dùng để quảng cáo, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa.
Trong xã hội cạnh tranh hàng hóa hiện nay, việc ghi nhãn hàng hóa là cần thiết để tạo thương hiệu riêng cho mình, để sản phẩm có uy tín tồn tại trên thị trường. Đồng thời chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh cần phải đăng kí tại cơ quan nhà nước để được sự bảo hộ của pháp luật. Đồng thời tránh trường hợp cạnh tranh không lành mạnh sau này xảy ra . Khi đó pháp luật sẽ chỉ bảo vệ tác phẩm, hàng hóa đã đăng kí bảo hộ.