Bản thảo là gì? Phân loại bản thảo
Mục lục
1. Bản thảo là gì?
Bản thảo là một thuật ngữ phổ biến, thường gặp trong môi trường công sở, lĩnh vực pháp lý và văn học. Trong tiếng Anh, bản thảo được gọi là “Draft”, có nghĩa là bản nháp, một phiên bản sơ bộ của một ý tưởng hoặc công việc nào đó, chưa phải là phiên bản cuối cùng. Theo Luật xuất bản năm 2012, bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm hay tài liệu chuẩn bị xuất bản.
Nói một cách đơn giản, bản thảo giống như một bản nháp của sản phẩm trước khi hoàn thiện và ra mắt công chúng. Thông qua các bản thảo này, tác giả có thể sửa đổi, bổ sung và nhận phản hồi từ người khác để dần hoàn thiện sản phẩm, tiến tới phiên bản chính thức cuối cùng.
2. Phân loại bản thảo
Hiện tại, chưa có quy định cụ thể nào phân loại các loại bản thảo. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại chúng dựa trên một số tiêu chí sau:
- Theo hình thức soạn thảo: Bản thảo có thể được chia thành hai loại chính là bản thảo viết tay và bản thảo đánh máy hoặc được tạo ra bằng các phương tiện điện tử khác.
- Theo lĩnh vực và nội dung: Bản thảo có thể được phân loại theo từng lĩnh vực như bản thảo văn bản hành chính, dự thảo luật, dự thảo bộ luật và các loại bản thảo chuyên ngành pháp lý. Ngoài ra, bản thảo văn học cũng là một dạng phân loại khác trong lĩnh vực văn học.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo độc quyền và những điều cần biết
3. Một vài cách trình bày bản thảo
Dưới đây là một số cách trình bày bản thảo chuẩn:
3.1. Đối với các tác phẩm văn học
Việc trình bày bản thảo của các tác phẩm văn học thường đơn giản hơn so với bản thảo của các văn bản quy phạm pháp luật. Bản thảo văn học không bị ràng buộc bởi các khuôn khổ cụ thể mà thay vào đó, được tự do sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của nhà văn hoặc nhà thơ. Ngôn từ có thể đa nghĩa và ẩn ý, nhưng các từ ngữ thô tục vẫn bị cấm và sẽ được loại bỏ sau khi xem xét.
Các tác giả văn học thường chia nội dung bản thảo thành các phần như mở đầu, nội dung chính, kết luận hoặc các chương và tiểu mục một cách khoa học.
Dù là ở lĩnh vực nào, bản thảo vẫn cần được trình bày cẩn thận và tỉ mỉ từ những bản đầu tiên. Điều này giúp bản thảo được mài dũa, chỉnh sửa, bổ sung và nhận góp ý để cuối cùng hoàn thiện thành sản phẩm chất lượng nhất.
3.2. Đối với văn bản hành chính
Về thể thức trình bày, văn bản hành chính cần tuân theo tiêu chuẩn chung: phải được soạn thảo trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ Times New Roman, màu chữ đen. Các lề được căn chỉnh như sau: lề phải từ 15-20mm, lề trái từ 30-35mm và lề trên dưới từ 20-25mm.
Ngoài ra, thể thức văn bản cần phải tuân thủ các quy định pháp luật và bao gồm các thành phần cấu thành sau: Quốc hiệu và Tiêu ngữ; Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; Số và ký hiệu của văn bản; Địa danh và thời gian ban hành văn bản; Tên loại văn bản và tóm tắt nội dung; Nội dung chính của văn bản; Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; Dấu hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức; Nơi nhận.
4. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền
Trong suốt quá trình làm thủ tục đăng ký bản quyền cho Khách hàng, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ, bao gồm các thủ tục và thời gian cần thiết cho việc đăng ký bản quyền.
- Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bảo hộ bản quyền phù hợp với yêu cầu của Khách hàng.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu bảo hộ tác phẩm và các giấy tờ liên quan.
- Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký bản quyền, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí và lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.
- Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ thay mặt Khách hàng.
- Bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đăng ký theo yêu cầu của cán bộ thụ lý (nếu có).
- Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, chúng tôi sẽ nhanh chóng bàn giao cho Khách hàng.
- Làm đơn khiếu nại nếu có quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận.
- Tư vấn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có).