Tầm quan trọng của nhãn hàng hóa
Trong những năm gần ở nước ta, số lượng doanh nghiệp được thành lập rất cao, tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đã chú ý và nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hàng hóa, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến nhãn hàng hóa.
Nhãn hàng hóa (Receiving cargo) là gì?
Theo quy định tại Điều 3, Nghị Định 43/2017/NĐ-CP thì khái niệm Receiving cargo được hiểu là là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đúc, chạm, dính, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Từ sự phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng Receiving cargo là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên thị trường. Đối với các loại hàng hóa khác nhau sẽ có Receiving cargo riêng và được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung của Receiving cargo bắt buộc phải có tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiêm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, và các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Cụ thể Dựa theo Phụ lục I của Nghị Định 43/2017/NĐ-CP thì nhãn hàng hóa đối với hàng hóa là thực phẩm thì phải có các thông tin như: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Còn đối với xe đạp thì nhãn hàng hóa cũng cần có tên nhà sản xuất, năm sản xuất, thông số kĩ thuật cơ bản, thông tin cảnh báo.
Vai trò của Receiving cargo
Receiving cargo phải thể hiện được những nội dung cơ bản, cần thiết và chính xác về hàng hóa như tên công ty sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, công dụng của sản phẩm, thành phần, cấu tạo của sản phẩm,…những thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, ngoài ra nhãn hàng hóa giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, làm căn cứ lựa chọn, sử dụng hàng hóa đó.
Thông qua nhãn hàng hóa các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ quảng cáo hàng hóa đó đến nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhãn hàng hóa còn là cơ sở để để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tiến hành xử phạt đối với những loại hàng hóa khi sự vi phạm về thông tin trên nhãn hàng hóa, từ đó tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xây dựng nhãn hàng hóa đúng pháp luật.
Qua những thông tin đã chia sẻ ở trên, hi vọng rằng các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hàng hóa có những kiến thức bổ ích và chấp hành đúng quy định về nhãn hàng hóa để nâng cao sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.