Mang thai trước khi ly hôn
Mục lục
Mang thai trước khi ly hôn là cú sốc rất lớn và dễ ảnh hưởng tới người vợ cũng như thai nhi. Chính vì lẽ đó, pháp luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền nộp đơn ly hôn của người chồng khi người vợ đang mang thai. Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế đối với người chồng, tức là người vợ vẫn có quyền nộp đơn ly hôn cho Tòa án để yêu cầu chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này.
1. Quy định mang thai trước khi ly hôn?
Tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn khi vợ mang thai như sau:
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Dựa vào quy định này, ta có thể dễ dàng nhận thấy người chồng bị hạn chế quyền ly hôn nếu vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật trên, người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn trong khi đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu việc tiếp tục chung sống với người chồng mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và/hoặc thai nhi. Hoặc hai vợ chồng có thể cùng nhau thỏa thuận việc phân chia tài sản, người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng cho người con.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm
2. Thủ tục ly hôn thuận tình diễn ra như thế nào?
Khi người vợ mang thai trước khi ly hôn, hai vợ chồng có thể thỏa thuận ly hôn và nộp cho Tòa án thụ lý giải quyết. Quy trình các bước được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn và nộp hồ sơ
Khi muốn yêu cầu Tòa án nhân dân công nhận thuận tình ly hôn, cần nộp đơn yêu cầu ly hôn và những giấy tờ sau đây để nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng làm việc, cư trú:
- Đơn yêu cầu ly hôn;
- Bản sao giấy tờ tùy thân, có thể là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Giấy khai sinh của người con.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án sẽ thẩm định hồ sơ và tiến hành thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết. Sau đó, mở phiên họp công khai để đưa ra một trong những quyết định sau:
- Đình chỉ giải quyết đơn ly hôn khi vợ chồng quyết định đoàn tụ;
- Ra quyết định công nhận yêu cầu ly hôn thuận tình;
- Lập biên bản hòa giải không thành và thụ lý vụ án để giải quyết.
3. Thủ tục ly hôn đơn phương diễn ra như thế nào?
Khi người vợ mang thai trước khi ly hôn, người vợ vẫn có quyền nộp đơn phương ly hôn cho Tòa án thụ lý giải quyết. Quy trình các bước được diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn
Cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để nộp cho TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc:
- Đơn ly hôn;
- Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu);
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao Giấy khai sinh của con cái;
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng, như sổ hồng, sổ đỏ; giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…
Bước 2: Thụ lý đơn ly hôn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn yêu cầu hay không? Nếu hồ sơ ly hôn đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận biên lai nộp tiền, Tòa án nhân dân ra quyết định thụ lý.
Bước 3: Hòa giải
Tiến hành hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hai vợ chồng hòa giải thành công thì sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà không có ai phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành công. Ngược lại, nếu hai vợ chồng hòa giải không thành công, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử sẽ gửi giấy triệu tập và thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm có các đương sự.