Ly hôn đơn phương dễ hay khó? Quy trình thực hiện
Mục lục
Ly hôn đơn phương dễ hay khó là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi thực hiện thủ tục ly hôn. Bài viết sau đây đề cập tới vấn đề ly hôn đơn phương cho những người có nhu cầu thực hiện và trả lời những vướng mắc khi ly hôn đơn phương, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm để ly hôn đơn phương dễ dàng.
1. Ly hôn đơn phương là gì?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã giải thích việc ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn theo yêu cầu từ một phía vợ hoặc chồng nếu có căn cứ về việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ/chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng nghiêm trọng, không thể chung sống kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thực chất, ly hôn đơn phương là vụ án dân sự và giải quyết những tranh chấp liên quan đến những vấn đề: Quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, giải quyết nợ chung, chia tài sản chung… Và việc đơn phương ly hôn sẽ kết thúc bằng bản án có hiệu lực từ Tòa án.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương dễ hay khó?
Thủ tục ly hôn đơn phương được hiểu là trình tự, quá trình thực hiện ly hôn đơn phương, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, các bước thực hiện, nộp đơn yêu cầu và quá trình giải quyết tại Tòa án.
Vậy, thủ tục ly hôn đơn phương dễ hay khó, có phức tạp hay không? Thực chất, việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương sẽ có những khó khăn nhất định đối với những người không có nhiều kiến thức về pháp luật. Một số khó khăn trong quá trình thực hiện như sau:
2.1. Khó khăn về hồ sơ
Hồ sơ ly hôn đơn phương khá phức tạp bởi người thực hiện không chỉ cung cấp giấy tờ thân nhân của mình và cần có cả giấy tờ thân nhân của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp người còn lại không đồng ý ly hôn thì việc yêu cầu họ cung cấp giấy tờ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tòa án sẽ chỉ thụ lý và chấp nhận giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương khi đã có đầy đủ giấy tờ. Nếu không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ sẽ bị trả lại và ly hôn không được giải quyết. Có thể thấy, đây chính là khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
2.2. Khó khăn về thẩm quyền
Theo quy định của pháp luật, việc ly hôn đơn phương bắt buộc phải giải quyết tại nơi bị đơn cư trú. Với quy định này, nếu các bên ly thân và nơi cư trú xa nhau thì việc thực hiện sẽ tốn nhiều thời gian. Đã có rất nhiều trường hợp, để tránh việc ly hôn nên đã rời khỏi nơi cư trú, cắt liên lạc và thường xuyên chuyển địa điểm sinh sống để vụ án không được giải quyết.
2.3. Khó khăn về thủ tục
Ngoài khó khăn về hồ sơ và thẩm quyền, người thực hiện sẽ gặp một vài khó khăn về thủ tục. Theo quy định, pháp luật sẽ yêu cầu giải hòa là bắt buộc trong thủ tục ly hôn đơn phương. Tuy nhiên việc hòa giải được diễn ra nhiều lần sẽ làm mất thời gian của các bên.
Ngoài những buổi hòa giải theo yêu cầu của cặp vợ chồng, thủ tục ly hôn đơn phương cũng cần phải bổ sung thêm một số hoạt động như: thẩm định giá tài sản, lấy ý kiến của con cái… Mỗi bước bổ sung sẽ phải tuân theo những điều kiện riêng và điều này khiến việc thực hiện thủ tục trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
3. Quy trình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
Để trả lời cho câu hỏi ly hôn đơn phương dễ hay khó, các bạn có thể tìm hiểu quy trình thực hiện việc ly hôn đơn phương dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ: Vợ hoặc chồng sẽ phải chuẩn bị hồ sơ ly hôn đầy đủ. Ngoài ra, nếu có minh chứng về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện đúng nghĩa vụ,…, người thực hiện cũng cần phải cung cấp cho Tòa án.
- Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền: Đương sự cần phải nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện/ thành phố – nơi người bị yêu cầu ly hôn cư trú. Trong trường hợp có yếu tố nước người, người thực hiện cần phải nộp lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Bước 3: Tiếp nhận, xem xét và thụ lý: Sau khi nhận được đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý vụ án hay không và thời gian xem xét là không quá 05 ngày làm việc.
- Bước 4: Tham gia phiên giao nộp và tiếp cận tài liệu: Thẩm phán tiến hành mở phiên tòa giao nộp, tiếp cận và công khai chứng từ và người khởi kiện phải có mặt theo yêu cầu của Tòa.
- Bước 5: Tiến hành hòa giải: Hòa giải là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu việc hòa giải thành công hay không thành công thì Tòa án vẫn sẽ phải lập biên bản xác nhận trước khi tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 6: Mở phiên tòa xét xử và ra bản án ly hôn đơn phương: Tòa án gửi giấy triệu tập tới các bên và tiến hành xét xử. Nếu đủ điều kiện để ly hôn thì phiên tòa kết thúc và Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Những thông tin trên đã phần nào giải đáp được câu hỏi ly hôn đơn phương dễ hay khó. Tuy nhiên, dù các thủ tục có khó khăn hay dễ dàng thì người thực hiện cũng cần chú ý từng bước và chuẩn bị chứng từ, hồ sơ đầy đủ trước khi nộp lên Tòa án.