Lợi ích đăng ký nhãn hiệu thương mại và quy trình đăng ký
Mục lục
Các công việc liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi và phổ biến. Việc đăng ký nhãn hiệu thương mại là cách bạn sẽ mở ra được cánh cửa kinh doanh bền vững và tạo một cơ sở pháp lý để bảo hộ, bảo vệ nhãn hiệu của công ty. Bài viết sau đây sẽ tư vấn chi tiết về chủ đề này cho các bạn hiểu rõ.
1. Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu thương mại
Chủ nhãn hiệu có được các lợi ích sau đây khi đăng ký bảo hộ:
- Khi xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu: Được xác nhận quyền ưu tiên tính từ ngày nộp đơn và chủ nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu sau khi được cấp Giấy chứng nhận;
- Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, từ đó hạn chế các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình trong quá trình sử dụng. Và là căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình nếu xảy ra vi phạm trái phép đối với nhãn hiệu;
- Phát triển thương hiệu uy tín, bền vững: Tạo niềm tin và hợp tác bền vững với các nhà phân phối khi có thương hiệu để phát triển;
- Lợi ích về kinh tế: Khi nhãn hiệu có khả năng phát triển thành một tài sản đôi khi lớn hơn cả hàng hóa dịch vụ của mình, so với nó thì chi phí nộp đơn đăng ký rất thấp. Nếu chẳng may tranh chấp nếu xảy ra mà chưa đăng ký thì thời gian và tiền bạc bỏ ra giải quyết có thể rất đắt. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế cho chủ sở hữu.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hiện nay
Quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những loại giấy tờ như sau:
- Tờ khai đề nghị đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ;
- Hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền khi được thụ hưởng từ chủ thể khác;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí đăng ký bảo hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc gửi qua bằng đường bưu điện.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn. Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, người được ủy quyền đại diện (nếu có); ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên,….
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn đưa ra ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 6: Ra quyết định
Sau khi kiểm tra điều kiện bảo hộ, nếu đáp ứng yêu cầu thì chủ sở hữu sẽ được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngược lại, nếu đơn đăng ký bảo hộ không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý, trong đó có các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu thương mại như:
- Tra cứu sơ bộ, chuyên sâu mẫu nhãn hiệu;
- Tư vấn điều kiện bảo hộ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu thương mại;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ và đại diện cho Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu,…