Khái quát luật sở hữu trí tuệ năm 2022
Mục lục
Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để phù hợp với thực tiễn. Văn bản quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện bảo hộ, thời gian bảo hộ, thủ tục thực hiện bảo hộ tài sản trí tuệ,… Để bảo vệ tối đa quyền lợi của bản thân, bạn cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về việc bảo hộ tài sản trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm những ý chính và cơ bản nhất.
Đối tượng và phạm vi của luật sở hữu trí tuệ như thế nào?
Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định đối tượng và phạm vi thuộc sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh
Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ gồm:
- Quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- Quyền liên quan đến bản quyền đối với bản ghi hình, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, bản ghi âm, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh;
- Quyền đối với vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh gồm các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ các quyền đó.
Mục đích xây dựng luật sở hữu trí tuệ là gì?
Luật sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu bảo hộ tài sản vô hình trong thực tiễn;
- Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của tác giả, chủ sở hữu sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;
- Thúc đẩy hoạt động sáng tạo nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân;
- Xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, như sao chép, ăn cắp ý tưởng,…
Luật sở hữu trí tuệ quy định nội dung gì?
Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quy định chung
Gồm những nội dung như:
- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh;
- Căn cứ phát sinh, xác lập quyền;
- Quyền và trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ,…
Thứ hai, bản quyền và quyền liên quan
Gồm những nội dung như:
- Điều kiện bảo hộ bản quyền, quyền liên quan;
- Quy định về nội dung bảo hộ, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ;
- Quy định về chuyển giao quyền;
- Quy định về văn bằng bảo hộ,…
Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp
Gồm những nội dung như:
- Quy định điều kiện bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp;
- Quy định về chủ sở hữu, nội dung bảo hộ và giới hạn quyền;
- Quy định về chuyển giao quyền,…
Thứ tư, quyền đối với vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch
Gồm những nội dung như:
- Quy định về điều kiện để được bảo hộ;
- Quy định nội dung và giới hạn quyền;
- Quy định về chuyển giao quyền đối với vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch như quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền,…