Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Mục lục
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài không còn là điều mới mẻ ở nước ta trong thời gian gần đây. Thậm chí, việc này còn trở nên phổ biến bởi quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, giống với hôn nhân trong nước, hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần phải tiến hành theo thủ tục nhất định. Điều đó nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hôn nhân, góp phần xây dựng hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, để kết hôn với người nước ngoài, cần đáp ứng các điều kiện đã được quy định. Như vậy, khi người Việt Nam và người nước ngoài muốn thực hiện việc đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo các quy định của Luật này. Việc này được quy định theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong đó gồm có:
Về độ tuổi kết hôn
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Việc xác định độ tuổi kết hôn sẽ dựa theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016. Theo đó, tuổi được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Nếu không xác định được thì thực hiện như sau:
- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh là tháng 01 của năm sinh đó.
- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng 01 của tháng sinh đó.
Về sự tự nguyện giữa các bên
Tự nguyện kết hôn là một trong những nguyên tắc cứng của pháp luật Hôn nhân và Gia đình. Sở dĩ, khi hôn nhân được xây dựng trên cơ sở này thì chắc chắn sẽ có một gia đình hạnh phúc. Hiện nay, Nhà nước cũng có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn
Những trường hợp bị cấm kết hôn được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là những trường hợp như kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép, cản trở kết hôn, kết hôn với người đang có vợ, có chồng, lợi dụng yêu sách của cải. Ngoài ra, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi kết hôn với người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời và lợi dụng kết hôn để chuộc lợi, xâm phạm quyền nhân thân.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài diễn ra như thế nào?
Như đã đề cập, đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần phải trải qua các quy trình chặt chẽ. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Các bên sẽ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định.
- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ c hành vi của mình.
- Giấy xác nhận đã giải quyết ly hôn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc này phải được ghi vào văn bản.
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành thẩm tra và xác minh hồ sơ nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Bước 4: Ký vào giấy chứng nhận kết hôn
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên. Nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài làm sao để thuận lợi?
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về điều kiện cũng như thủ tục đăng ký kết hôn với người ngoại quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình đăng ký gặp nhiều thuận lợi, bạn có thể liên hệ đến những cơ sở tư vấn uy tín, chất lượng.
Văn phòng đăng ký bản quyền với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn có năng lực, trình độ cao sẽ đem đến cho bạn dịch vụ pháp lý tốt nhất.