Hãy tìm hiểu đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại
Mục lục
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đang rất phổ biến và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Bằng con đường nhượng quyền thương mại, nhiều tên tuổi lớn thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực của thế giới và một số nhà nhượng quyền tiên phong của Việt Nam đã thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Nhượng quyền thương mại có đặc điểm gì?
Hiện nay, đặc điểm của nhượng quyền thương mại như sau:
- Chủ thể nhượng quyền gồm bên nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại và đều phải là thương nhân;
- Đối tượng nhượng quyền là quyền thương mại: Quyền thương mại là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,… của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết: Tính mật thiết được thể hiện từ khi các bên thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại. Khi đó, bên nhượng quyền thương mại phải cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền. Không những vậy, bên nhượng quyền thương mại phải thường xuyên hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền thương mại đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống;
- Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền: Quyền kiểm soát được thể hiện ở việc bên nhượng quyền thương mại có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền là cần thiết để tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
2. Điểm tên những mô hình nhượng quyền thương mại nổi bật
Trên thị trường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy, các cá nhân, tổ chức thường nhượng quyền thương mại theo những mô hình như sau:
Dựa vào lãnh thổ:
- Thực hiện trong nước: Thường là giữa các công ty Việt Nam lớn với các công ty Việt Nam vừa mới được thành lập;
- Thực hiện từ nước ngoài vào Việt Nam: Bên nhượng quyền là thương hiệu nước ngoài, họ thực hiện đầu tư vào Việt Nam để phát triển, như: KFC,…
- Thực hiện từ Việt Nam ra nước ngoài: Các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam mở rộng kinh doanh ra nước ngoài bằng hình thức nhượng quyền, như: cà phê Trung Nguyên,…
Dựa vào tiêu chí kinh doanh:
- Phân phối theo sản phẩm/dịch vụ: Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ trong phạm vi và khoảng thời gian nhất định. Đồng thời được sử dụng khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong hoạt động kinh doanh, quảng bá;
- Sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhận quyền không chỉ được phân phối các sản phẩm/dịch vụ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, cách điều hành công ty,…
Dựa vào mục tiêu phát triển kinh doanh:
- Độc quyền: Bên nhượng quyền chỉ định một số đối tác tại đất nước nhất định mà họ muốn mở rộng kinh doanh để làm đối tác và phân phối sản phẩm/dịch vụ;
- Theo vùng: Bên nhận quyền bán lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác trong vùng kèm theo đó là các điều kiện đã được thỏa thuận với bên nhượng quyền.
3. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý uy tín và chất lượng
Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý hàng đầu. Chúng tôi hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý như: Tư vấn pháp luật, hỗ trợ soạn thảo giấy tờ, đại diện Khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý,… trên toàn quốc. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Hãy liên hệ với Phan Law Vietnam ngay nếu có câu hỏi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp lý, để chúng tôi hỗ trợ kịp thời cho Quý khách.