Giải quyết thỏa thuận ly hôn
Mục lục
Thỏa thuận ly hôn được xem là cách giải quyết ly hôn trong hòa bình, văn minh và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện. Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn kỹ các khía cạnh quan trọng trong việc giải quyết thỏa thuận ly hôn theo quy định của pháp luật. Mong rằng bài chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến thỏa thuận ly hôn sẽ hỗ trợ được cho các bạn trong quá trình thực hiện.
1. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đã thỏa thuận ly hôn là gì?
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đã thỏa thuận ly hôn như sau:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Sổ hộ khẩu;
- CMND/CCCD của hai vợ chồng;
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
2. Thủ tục giải quyết khi đã thỏa thuận ly hôn là gì?
Quy trình giải quyết khi đã thỏa thuận ly hôn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Tòa án có thẩm quyền
Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc.
Bước 2: Nhận và xử lý đơn yêu cầu ly hôn
Sau khi nhận đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét:
- Trả lại đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi đơn ly hôn chưa ghi đầy đủ nội dung (tham khảo khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Thụ lý đơn yêu cầu: Khi hồ sơ đầy đủ và người yêu cầu đã nộp lệ phí.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn ly hôn
Trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, trách nhiệm cấp dưỡng… Nếu hòa giải thành công thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết ly hôn.
Bước 4: Phiên họp sơ thẩm
Khi hòa giải không thành thì Thẩm phán mở phiên họp và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Hai bên tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc nuôi dưỡng con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi của vợ, con.
- Khi hòa giải không thành và hai bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi dưỡng con thì Tòa án đình chỉ giải quyết ly hôn, chia tài sản, nuôi con. Và không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết.
Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3. Dịch vụ hỗ trợ thỏa thuận ly hôn như thế nào?
Khi bạn muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ thỏa thuận ly hôn, Văn phòng đăng ký bản quyền luôn sẵn sàng:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Tư vấn chuyên sâu cách phân chia tài sản và cách giành quyền nuôi con, tiền cấp dưỡng;
- Tư vấn các khía cạnh của thuận tình ly hôn, như điều kiện để được công nhận thuận tình ly hôn, hồ sơ ly hôn,….
- Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn thuận tình;
- Tư vấn chi tiết những nội dung cần có trong đơn ly hôn thuận tình. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng,… để đảm bảo quá trình phân chia tài sản;
- Soạn thảo đơn yêu cầu thuận tình ly hôn dựa trên những yêu cầu của khách hàng;
- Tham gia đàm phán hòa giải về việc ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con và khoản tiền cấp dưỡng cho con…