Đăng ký thương hiệu hàng hóa, dịch vụ như thế nào
Mục lục
Đăng ký thương hiệu là một trong những thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện. Nhãn hiệu được xem là nền tảng cho sự phát triển tài sản hữu hình và cũng là tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Vậy thủ tục đăng ký được thực hiện ra sao theo đúng quy định pháp luật. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung này, qua bài viết sau đây.
Chủ thể được quyền đăng ký thương hiệu
Chủ thể được tiến hành đăng ký thương hiệu gồm cả cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp (theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, gồm có:
- Cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam;
- Cá nhân và tổ chức nước ngoài.
Nếu như chủ thể là cá nhân và công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua những công ty đại diện Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Nhãn hiệu cho dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục sẽ bị các chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu có tất cả 45 nhóm. Trong đó, 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, mức phí đăng ký nhãn hiệu được căn cứ theo nhóm hàng hóa và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Các bước tiến hành đăng ký thương hiệu
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra tung ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam, quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng về cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên cần thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện từ người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên, quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị gồm có: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm và không vượt quá 8×8 cm.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có đủ khả năng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị như sau:
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm);
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm và không vượt quá 8×8 cm);
- Danh mục sản phẩm và dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài những tài liệu cần thiết nêu trên khi công ty đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp bổ sung như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất và chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể áp dụng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc có thể là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác nhận lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Kết quả giai đoạn 1: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn 2: Thẩm định về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định dựa vào hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, chủ sở hữu đơn, mẫu nhãn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, đồng thời cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn, đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo đúng yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Kết quả giai đoạn 2 của đơn đăng ký nhãn hiệu: Chấp nhận đơn hợp lệ của doanh nghiệp
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là những thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét những điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho những nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng đối với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đầy đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp xem xét, gửi công văn trả lời và khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra những căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Kết quả giai đoạn 3: Thông báo về dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, nộp lệ phí cấp bằng.
Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng
Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn cấp văn bằng từ 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Thời hạn bảo hộ thương hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ, và không hạn chế số lần gia hạn. Do đó, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp.