Tìm hiểu giấy đăng ký nhãn hiệu
Mục lục
Giấy đăng ký nhãn hiệu hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – Là loại giấy tờ được cấp khi bạn nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về các vấn đề liên quan như cơ quan có thẩm quyền cấp, nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận, cách thức để được cấp văn bằng bảo hộ.
>>> Tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Cơ quan nào cấp giấy đăng ký nhãn hiệu?
Theo quy định pháp luật, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong một khoảng thời gian và ra quyết định có cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay không? Để nộp đơn đăng ký thì chủ thể nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Nội dung của giấy đăng ký nhãn hiệu gồm những ý chính sau:
- Loại giấy tờ;
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu;
- Địa chỉ của chủ sở hữu;
- Số đơn, ngày nộp đơn hợp lệ và ngày hưởng quyền ưu tiên;
- Đã được cấp theo quyết định số mấy? Vào thời điểm nào?
- Thời hiện có hiệu lực của giấy đăng ký nhãn hiệu.
Làm sao để được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu?
Để được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu thì các bạn cần nộp hồ sơ đăng ký đến Cục sở hữu trí tuệ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký bảo hộ của các bạn và ra quyết định có cấp cấp giấy đăng ký nhãn hiệu không. Cụ thể đó là:
- Thẩm định về hình thức tờ khai đăng ký: Kiểm tra tờ khai đăng ký nhãn hiệu có tuân thủ các quy định về hình thức.
- Công bố đơn đăng ký: Sau khi đã có quyết định chấp nhận về việc đơn đăng ký hợp lệ thì đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp
- Thẩm định về mặt nội dung đơn: Thẩm định không quá 09 tháng, kể từ ngày đơn được công bố. Nhằm mục đích đánh giá khả năng có thể được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn đăng ký theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng
- Ra quyết định về việc đồng ý cấp GCN bảo hộ hoặc từ chối cấp: Nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ không đáp ứng được yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Và ngược lại, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ
Dịch vụ tư vấn các vấn đề về cấp giấy đăng ký nhãn hiệu gồm nội dung gì?
Dịch vụ tư vấn các vấn đề về cấp giấy đăng ký nhãn hiệu gồm các nội dung như:
- Tư vấn quy trình các bước để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn cơ quan nhà nước sẽ có quyền cấp giấy chứng nhận;
- Tư vấn những nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận;
- Tư vấn thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- …