Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Mục lục
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm giống nhau trên thị trường, sự tương tự về hình dáng cũng như màu sắc dễ khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm vô cùng quan trọng vì nó giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm của doanh nghiệp mang nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho Quý vị các vấn đề xoay quanh về chủ đề này.
>>> Tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là gì?
Mặc dù việc nhãn hiệu sản phẩm không mang tính chất bắt buộc. Nhưng đây là cách để bảo vệ quyền và lợi ích tối ưu của bạn, cụ thể như sau:
- Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sản phẩm.
- Nhãn hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.
- Thực hiện các giao dịch liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm một cách hợp pháp.
- Giúp cho việc phát triển thương hiệu của tổ chức, cá nhân một cách dễ dàng hơn.
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm diễn ra như thế nào?
Sau khi Cục sở hữu trí tuệ nhận được đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu sản phẩm, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẩm định về mặt hình thức đơn
Diễn ra trong thời gian 01 tháng, kể từ ngày bạn nộp đơn đăng ký. Kiểm tra đơn đăng ký bảo hộ đã hợp lệ chưa? Từ đó Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký có được coi là hợp lệ hay không để ra quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn (tham khảo Điều 109, 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019)
Thứ hai, công bố đơn
Sau khi đã có quyết định chấp nhận về việc đơn đăng ký hợp lệ thì đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, thẩm định nội dung đơn
Thẩm định không quá 09 tháng, kể từ ngày đơn được công bố. Nhằm mục đích đánh giá khả năng có thể được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn đăng ký theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng (tham khảo Điều 113, 114 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019).
Thứ tư, ra quyết định
Nếu nhãn hiệu sản phẩm yêu cầu bảo hộ không đáp ứng được yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối. Và ngược lại, nếu nhãn hiệu sản phẩm yêu cầu bảo hộ đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục sở hữu trí tuệ tại thời điểm xét duyệt.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là bao nhiêu?
Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại cơ quan nhà nước thì phải đóng một số tiền nhất định. Số tiền này không phải được thu một cách tùy tiện, mang ý chủ quan mà dựa trên những quy định cụ thể. Cụ thể là áp dụng Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp đính kèm Thông tư 263/2016 của Bộ tài chính sẽ được xác định dựa trên số nhóm sản phẩm đăng ký. Theo đó:
- Phí thẩm định hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (từ sản phẩm 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/sản phẩm).
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (từ sản phẩm thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/sản phẩm).
- Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (từ sản phẩm thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/sản phẩm).
- Phí đăng bạ Quyết định cấp bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định cấp bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (từ nhóm sản phẩm thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/nhóm).
- Lệ phí khi nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn).