Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang năm 2021
Mục lục
Hiện nay, các thương hiệu thời trang đang ngày một phát triển và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Và bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện các hành vi làm giả, làm nhái, thậm chí là ăn cắp thương hiệu thời trang để kinh doanh. Chính vì vậy việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu thời trang để bảo vệ cho sản phẩm và thương hiệu của cửa hàng là một điều đúng đắn và cần thiết.
Lý do cần đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu ngành thời trang?
Thời trang là những món đồ hàng ngày của mọi người, đi làm, đi chơi,…như: quần áo, giày dép, túi sách,… đều phải sử dụng. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao và nguồn cung cũng lớn dần.
Việc đăng ký thương hiệu thời trang giúp cho chủ sở hữu ngăn chặn được các hành vi làm giả, làm nhái, thậm chí là ăn cắp thương hiệu thời trang để trục lợi, đây là tình trạng xảy ra không ít hiện nay.
Ngay như các thương hiệu nổi tiếng kinh doanh thời trang cũng đã biết được tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu nên đã tiến hành từ ngay khi bắt đầu hình thành và phát triển thương hiệu, tránh tình trạng thực hiện ngược, đó là khi có tên tuổi và thương hiệu mới đi bảo hộ.
Thủ tục đăng ký thương hiệu thời trang
Pháp luật không có văn bản pháp luật nào quy định nào về việc bảo hộ thương hiệu, vì vậy việc đăng ký thương hiệu sẽ được thực hiện dưới hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với thương hiệu của cửa hàng thời trang.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thời trang
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thời trang phải được soạn đầy đủ theo quy định của pháp luật. Mọi thông tin được kê khai trong hồ sơ phải chính xác và được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến khai báo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển bằng bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 3: Xử lý đơn
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký và sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu để xem có hợp lệ hay không
- Thẩm định hình thức đơn: để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hinh thức của đơn đăng ký. Thời gian thẩm định từ 1 – 2 tháng tính từ ngày nhận được hồ sơ.
- Công bố đơn: đơn đăng ký sẽ được đăng trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu đơn hợp lệ về mặt hình thức trong thời hạn 2 tháng từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung đơn: để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện của pháp luật, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian không quá 9 tháng kể từ ngày công bố.
Thành phần hồ sơ đăng ký thương hiệu thời trang
Để đăng ký nhãn hiệu cho ngành thời trang thì người đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Mẫu thương hiệu (nhãn hiệu);
- Tờ khai đăng ký thương hiệu;
- Danh mục hàng hóa thời trang;
- Tài liệu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Phí, lệ phí đăng ký thương hiệu thời trang;
- Giấy ủy quyền (Nếu ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện).
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thời trang
Việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm thời trang dù không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng lại vô cùng cần thiết. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện mọi công việc với Cục Sở hữu trí tuệ và tư vấn cho khách hàng mọi vấn đề trước, trong và sau quá trình đăng ký:
- Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Tiến hành tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
- Soạn thảo giấy tờ, tài liệu và thay mặt ủy quyền nộp tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Theo dõi, thông báo đến chủ sở hữu về các giai đoạn về thẩm định hình thức, đăng công báo, thẩm định nội dung trong quy trình thủ tục đăng ký. Hỗ trợ xử lý những sai sót về đơn khi có thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ cho đến khi được cấp văn bằng.
- Tư vấn sử dụng, gia hạn nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).