Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2021
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu ngày được các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm bởi tính hiệu quả và cần thiết trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Việc tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu là hành động đúng đắn để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu. Mời các bạn theo dõi thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất qua bài viết đưới đây.
Nhãn hiệu là gì?
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu ( gồm tổng hợp các yếu tố như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều được thể hiện bằng màu sắc…) dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức cá nhân khác.
Theo quy định tại pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, có hai loại nhãn hiệu chính : nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ :
– Nhãn hiệu hàng hóa dùng để phân biệt hàng hóa với nhau.
– Nhãn hiệu dịch vụ dùng để phân biệt loại dịch vụ với nhau.
Theo quy định pháp luật, các dấu hiệu bình thường, không có khả năng phân biệt ví dụ như hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, biểu tượng, hình vẽ thông thường của hàng hóa, dịch vụ thì không được đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ đảm bảo một số điều kiện như sau:
- Là dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài và có thể nhìn thấy được.
- Các dấu hiệu này có khả năng phân biệt được với các nhãn hiệu của chủ thể khác.
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể được phép tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó đã bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
Chủ thể là cá nhân, công ty có quốc tịch Việt Nam có thể tự đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục sẽ có khả năng bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu 2021 được thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Cần tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ trước khi thực hiện thủ tục đăng ký để tránh tình trạng nhãn hiệu mình dự định đăng ký bảo hộ có chứa các dấu hiệu đã được bảo hộ hoặc không được pháp luật cho phép tiến hành bảo hộ.
Link tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký
Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền;
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký;
- Văn bản chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi tiến trình đăng ký
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra đơn đăng ký đã hợp lệ hay chưa.
- Công bố đơn: Sau khi có quyết định đơn hợp lệ, sẽ tiến hành công bố đơn đăng ký bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không? Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định từ chối cấp hoặc cấp văn bằng bảo hộ.