Các bước đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm
Mục lục
Đăng ký bản quyền sáng chế sáng phẩm là cách thiết lập lá chắn pháp lý đầu tiên đối với sáng chế mà bạn đang sở hữu. Thủ tục bảo hộ bản quyền là một trong những loại thủ tục hành chính khá đơn giản, với thời gian xử lý nhanh chóng; tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo chuẩn bị và thực hiện chính xác theo quy định pháp luật.
Sáng chế và bản quyền sáng chế
Sáng chế theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là: “giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”. Đây là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là thủ tục khá khó khăn, kéo dài với quy trình thẩm định xét duyệt nghiệm ngặt. Vì vậy, để có thể tạm thời xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với loại đối tượng này, các chủ sở hữu sáng chế sẽ thực hiện bảo hộ bản quyền sáng chế.
Bản quyền sáng chế được hiểu là quyền tác giả đối với tác phẩm thể hiện sáng chế của bạn. Quyền tác giả cũng là một trong những loại quyền quan trọng trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Thủ tục bảo hộ bản quyền sáng chế diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho sáng chế.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm
Bạn có thể thể hiện sáng chế của mình dưới hình thức văn bản, mô tả lại thiết kế, hoạt động của sáng chế, hoặc thông qua hình ảnh minh họa. Khi thể hiện sáng chế dưới hình thức tác phẩm cụ thể, quyền tác giả đối với tác phẩm đồng thời cũng được xác lập. Tiếp theo, bạn nên nộp hồ sơ hợp lệ đến Cục Bản quyền để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận lại quyền tác giả của mình và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm hợp lệ. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Các cách nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm
Hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm cần được nộp đến Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Bản quyền với các địa chỉ sau:
- Trụ sở chính Cục Bản quyền:Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền khu vực miền Nam: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.