Đối tượng, điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế
Mục lục
Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký bản quyền sáng chế sáng chế là hình thức bảo hộ các thành quả từ hoạt động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm sở hữu trí tuệ mà không phải là những đặc tính hay quy luật vốn có từ tự nhiên và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ ba.
Xem thêm:
Quy trình đăng ký bằng độc quyền sáng chế
Điều kiện cấp bằng sáng chế Việt Nam
Bảo hộ kịch bản chương trình truyền hình
Đối tượng đăng ký bản quyền sáng chế
Đối tượng để đăng ký sáng chế có thể được thể hiện dưới các dạng sau:
– Dạng sản phẩm: Các sản phẩm để đăng ký sáng chế có thể là các dụng cụ, máy móc, công cụ, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy hoặc một sản phẩm thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Hoặc sản phẩm đăng ký sáng chế có thể là một hợp chất hóa học hoặc hỗn hợp chất hóa học thể hiện dưới dạng chất liệu, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm hoặc vật liệu sinh học như tế bào, gen, cây chuyển gen,…
– Dạng quy trình, phương pháp: Các quy trình và phương pháp sản xuất, xử lý và khai thác sản phẩm áp dụng các đặc tính kỹ thuật nhằm tạo ra các lợi ích mới, đem lại tính năng hiệu quả hơn so với các phương pháp và quy trình đã biết cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế.
Sáng chế phải đáp ứng đủ 3 điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì mới có thể đăng ký bảo hộ.
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ nếu đáp ứng 3 điều kiện sau:
Có tính mới
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Theo quy định của pháp luật thì sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Có khả năng áp dụng công nghiệp
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Để đăng ký bảo hộ sáng chế cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần hồ sơ sau:
+ Tờ khai;
+ Bản mô tả và yêu cầu bảo hộ (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
+ Bản tóm tắt sáng chế;
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT).
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Thời hạn giải quyết:
Thẩm định hình thức là 01 tháng từ ngày nộp đơn;
Trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn sẽ Công bố đơn;
+ Thẩm định nội dung
Thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ). Thời gian thẩm định nội dung là không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.