Buôn bán quần áo Tết giả mạo nhãn hiệu bị phạt như thế nào?
Mục lục
1. Nhãn hiệu là gì? Thế nào hàng hóa giả mạo nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau.
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau:
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc nhãn hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế mới nhất

2. Hành vi buôn bán quần áo Tết giả mạo nhãn hiệu có vi phạm pháp luật không?
Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, hành vi buôn bán quần áo Tết giả mạo nhãn hiệu vi phạm một trong những quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
3. Quy định xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ
Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xâm phạm, giả mạo sở hữu trí tuệ như sau:
Thứ nhất, có 02 hình thức xử phạt chính đó là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, vật liệu, nguyên liệu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó.
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Thứ hai, ngoài các hình thức xử phạt nêu trên còn có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc phân phối hoặc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, phương tiện, vật liệu nhập khẩu được dùng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.