Chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền sao chép tác phẩm?
Quyền tác giả hay bản quyền đối với tác phẩm là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm mà mình sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu. Nếu là chủ sở hữu quyền tác giả thì cũng đồng nghĩa có quyền quyết định đối với sản phẩm thuộc sở hữu của mình trong từng trường hợp nhất định. Một trong số các quyền đó bao gồm cả quyền sao chép tác phẩm.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền này được định nghĩa cụ thể hơn tại khoản 22 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Đó là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
Có thể thấy quyền sao chép tác phẩm này dù thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu quyền tác giả thì những chủ thể khác vẫn có thể sử dụng nếu được sự cho phép của chủ sở hữu. Ngoài ra trong một số trường hợp thì mọi chủ thể đều có quyền sao chép tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu. Những trường hợp đó bao gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện sao chép trong các trường hợp này thì người thực hiện lưu ý không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.