Cách viết đơn ly thân mẫu mới nhất 2023
Mục lục
Hiện nay có rất nhiều các cặp vợ chồng ly thân trước khi tiến hành thủ tục ly hôn để giải quyết những vấn đề chung trong gia đình. Tuy nhiên làm đơn ly thân sẽ rất khác so với làm đơn ly hôn. Hôm nay Đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn mọi người cách viết đơn ly thân mẫu mới nhất 2023.
1. Đơn ly thân là gì? Đơn ly thân có khác đơn ly hôn?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc ly thân giữa vợ chồng. Tuy nhiên, ly thân có thể được hiểu là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung khi mối quan hệ tình cảm không còn như trước mà chưa tiến hành ly hôn.
Ly thân và ly hôn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên, ly thân chỉ là việc vợ chồng tạm thời sống riêng để tránh những xung đột hay tranh cãi gay gắt, để có thời gian bình tĩnh suy nghĩ về tình hình quan hệ hôn nhân. Đôi khi ly thân cũng là biện pháp để tránh những quyết định vội vàng trước khi tiến hành ly hôn.
Ly thân là giai đoạn để vợ chồng nhìn lại mối quan hệ và tìm cách giải quyết các khúc mắc, bất đồng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, ly thân không phải là kết thúc mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
Đơn xin ly thân là văn bản biểu thị những nội dung với mục đích xác định tình trạng hôn nhân của 2 vợ chồng, tuy không cùng sống chung với nhau nhưng cũng chưa tiến hành ly hôn.
Vì pháp luật không có quy định về ly thân, nên ly thân không phải là một thủ tục pháp lý được pháp luật công nhận. Vì vậy, thật ra khi ly thân không bắt buộc phải viết đơn.
Nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng vẫn làm Đơn xin ly thân trước khi ly thân.
2. Cách viết đơn ly thân – Nội dung và mẫu đơn mới nhất 2023
2.1. Cách viết đơn ly thân – Nội dung đơn
– Thông tin vợ/chồng: Ghi rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú của vợ và chồng;
– Nêu rõ tình trạng hôn nhân của 2 vợ chồng: Nêu rõ thời gian kết hôn, địa điểm đăng ký kết hôn, số con chung và tình trạng hôn nhân hiện tại của vợ chồng. Có thể ghi thêm các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong hôn nhân, ví dụ:
+ Vợ/Chồng hay đánh đập, lăng mạ, bắt nạt đối phương.
+ Vợ/Chồng có quan hệ bất chính với người khác, đã hứa sửa sai nhiều lần nhưng không thực hiện.
+ Vợ/Chồng không thể thống nhất trong các vấn đề của gia đình, hay cãi vã, không có sự gắn kết và tôn trọng lẫn nhau.
+ Vợ/Chồng không đồng ý về cách nuôi dạy con cái, quản lý tài chính gia đình,…
– Lý do muốn ly thân: Trình bày rõ ràng lý do vì sao vợ chồng muốn tạm thời sống riêng
– Thời gian xin ly thân: Ghi rõ ngày bắt đầu xin ly thân và dự kiến thời gian kết thúc ly thân (nếu có).
Ngoài ra, trong Đơn xin ly thân cũng có thể nói đến các vấn đề khác liên quan đến ly thân như: Tiền trợ cấp cho vợ hoặc chồng; Tiền trợ cấp cho con cái; Quyền chăm sóc con… dựa theo thoả thuận giữa hai bên.
Tham khảo bài viết: Đất bố mẹ cho khi ly hôn chia thế nào? Hỏi & đáp
3. Cách viết đơn ly thân – Thủ tục xin ly thân như thế nào?
Đơn xin ly thân thường bao gồm những nội dung chính như trên, nhưng cũng có thể thêm vào một số vấn đề khác như: tài sản chung hiện có của hai bên, nghĩa vụ chăm sóc con cái, quyền thăm hỏi con cái. Bên cạnh đó, cũng có thể thỏa thuận về nợ chung giữa hai bên trong giai đoạn ly thân, về tài sản chung, tài sản riêng của từng bên.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật hiện hành không quy định gì về ly thân, cũng như không có các quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai bên. Hơn nữa, ly thân cũng không phải là điều kiện bắt buộc để giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của việc ly thân là hai bên không sống chung, ăn chung, sinh hoạt chung…
Dù ly thân trong khoảng thời gian nào đi nữa thì theo pháp luật, hôn nhân đó vẫn có hiệu lực pháp lý nên vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ với nhau. Đây chỉ là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý.
Vì vậy, khi muốn ly thân, hai bên sẽ tự thương lượng, thỏa thuận, đồng ý với nhau về các vấn đề liên quan như quyền và nghĩa vụ của từng bên đối với tài sản và con chung trong giai đoạn ly thân, trách nhiệm của hai bên đối với người thân và con cái, nhất là vấn đề cấp dưỡng.
Vì thế, Tòa án sẽ không can thiệp vào việc ly thân của hai bên, việc ly thân sẽ do hai bên tự thoả thuận với nhau. Nói tóm lại, khi quyết định ly thân, hai bên có thể làm Đơn xin ly thân nhưng không cần thiết phải ra tòa tiến hành làm thủ tục nào.