Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Mục lục
Hiện nay, thực phẩm chức năng đang được sử dụng rộng rãi chính vì công dụng bổ sung những dưỡng chất, hợp chất cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe con người. Những thực phẩm chức năng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đều phải công bố trước khi lưu hành. Vậy công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu được diễn ra như thế nào? Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu cho Quý vị thông qua bài viết dưới đây.
Thuật ngữ thực phẩm chức năng được hiểu như thế nào?
Thực phẩm chức năng được biết tới là những thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, giúp cơ thể thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Tuỳ thuộc công thức, hàm lượng của các chất cũng như cách thức sử dụng, thực phẩm chức năng sẽ có các tên gọi sau:
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;
- Thực phẩm bổ sung;
- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;
- Sản phẩm dinh dưỡng y học.
Lưu ý: Thực phẩm chức năng không phải thực phẩm thay thế cho thuốc. Nhà sản xuất công bố trên bao bì phải thể hiện đây là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên bao bì là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu gồm những gì?
Thành phần hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước để được công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:
- Bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Giấy chứng nhận CFS hoặc chứng nhận HC hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu thực phẩm chức năng hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm;
- GCN cơ sở sản xuất đạt GMP;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp chủ thể sản xuất thực phẩm chức năng có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương;
- Thông tin và tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng của thực phẩm đã công bố.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu diễn ra như thế nào?
Các bước công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ và nộp cho cơ quan chức năng
Chuẩn bị bộ hồ sơ công bố như trên và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trong vòng 07 bảy ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung thì phải thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc, kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.