Đăng ký quyền tác giả mới nhất năm 2022
Mục lục
Đăng ký quyền tác giả được hiểu là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,… nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và tác phẩm. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng cần thiết thực hiện đăng ký để chứng minh quyền tác giả và chủ sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra. Bài viết sau đây sẽ tư vấn chi tiết vấn đề này cho Quý vị.
Lợi ích đăng ký quyền tác giả tác phẩm là gì?
Việc đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là điều vô cùng cần thiết. Việc đăng ký bảo hộ tác phẩm sẽ đem đến những lợi ích như:
- Được cấp GCN đăng ký quyền tác giả đối với những tác phẩm – Đây là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm đăng ký bảo hộ;
- Tuyên bố công khai về quyền sở hữu hợp pháp tác phẩm. Nếu cá nhân, tổ chức khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì bắt buộc phải xin phép và được sự đồng ý của chủ sở hữu;
- Khi có tranh chấp xảy ra trong tương lai, không cần chứng minh bản thân là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, trừ khi có bằng chứng ngược lại;
- Là sự công nhận cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả;
- Dễ dàng thực hiện quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm đã được đăng ký bảo hộ bản quyền;
- Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng sử dụng các biện pháp tương ứng để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
Cách thức để đăng ký bản quyền tác giả online như thế nào?
Quá trình đăng ký bản quyền tác giả online được diễn ra theo các bước sau đây:
Bước 1: Tạo tài khoản
Truy cập trang web theo đường link bên dưới đây và làm theo hướng dẫn:
- Truy cập vào đường link: http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/;
- Tại màn hình trang chủ, chọn mục “Đăng ký”;
- Lựa chọn tư cách cá nhân” hoặc “tổ chức” để đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phù hợp. Nhập chính xác và đầy đủ những thông tin được hiển thị tại màn hình, gồm tên đăng nhập (viết liền không dấu), thư điện tử/email, số điện thoại, mật khẩu, nhập lại mật khẩu;
- Kích chọn điều khoản sử dụng, kích “Tôi đồng ý với điều khoản” => kích “Đăng ký” để hoàn thành thủ tục;
- Sau khi đăng ký sử dụng tài khoản thành công sẽ nhận được email thông báo mã kích hoạt tài khoản.
Bước 2: Đăng nhập sử dụng tài khoản và nộp hồ sơ
Sau khi nhận được email thông báo về mã kích hoạt sử dụng tài khoản, bạn cần đăng nhập:
- Kích chọn “thủ tục hành chính” => “cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” và nộp hồ sơ;
- Kiểm tra lại thông tin đã nhập đúng chưa? Nếu không có gì sai sót, bấm “nhập nội dung đăng ký” và “đính kèm hồ sơ” để điền thông tin và tải hồ sơ => kích chọn “hình thức nộp và nhận kết quả”.
Đăng ký bản quyền trực tiếp diễn ra như thế nào?
Quy trình đăng ký quyền tác giả trực tiếp tại cơ quan nhà nước được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn đơn đăng ký và giấy tờ liên quan
Cần chuẩn bị chính xác và đầy đủ những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành;
- Bản sao tác phẩm dự định đăng ký quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn được uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn khi người nộp đơn được hưởng quyền nộp đơn của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu, nếu có đồng tác giả; thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc chủ thể được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ủy quyền nộp 01 bộ giấy tờ hồ sơ đăng ký đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ bảo hộ tác phẩm hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Nếu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ tác phẩm, Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.