Hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh
Mục lục
Đối với một công ty, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt như hiện nay thì cần phải có năng lực tự tạo ra hoặc tiếp nhận được các thông tin hữu ích, cần thiết để tạo ra và/hoặc cung cấp hàng hóa/dịch vụ. Các thông tin như vậy trở thành bí mật kinh doanh của công ty. Vậy, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào?
1. Tìm hiểu bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là những thông tin có được từ những hoạt động đầu tư về tài chính, về trí tuệ mà những thông tin này chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có khả năng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể bao gồm cả bí mật thương mại, dữ liệu thử nghiệm công thức sản xuất ra sản phẩm; chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp.
2. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
2.1. Thỏa tính sáng tạo
Phải là những thông tin không phải là những hiểu biết thông thường hoặc dễ dàng có được. Những thông tin này phải là thành quả của quá trình đầu tư tài chính, như: tiền bạc đầu tư vào các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu; tiền bạc đầu tư vào việc thuê nghiên cứu, sáng tạo… hoặc là sự tổng kết kinh nghiệm của cả quá trình đầu tư trí tuệ, như: chủ sở hữu đã dày công tìm tòi, phát hiện, nỗ lực nghiên cứu, thí nghiệm; hoặc là cả hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư trí tuệ.
2.2. Thoả tính hữu ích
Khi sử dụng những thông tin bí mật thương mại trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật thương mại lợi thế nhất định so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật thương mại đó.
2.3. Thỏa tính bảo mật
Bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Được chủ sở hữu bảo mật bằng những biện pháp cần thiết để thông tin bí mật đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Những biện pháp bảo mật thường được áp dụng như:
- Hạn chế việc biết hoặc tiếp cận thông tin: Cất giữ thông tin (cất trong két sắt, cất giữ thông tin không theo trật tự vốn có của nó…), chống tiếp cận thông tin (mã hoá thông tin, mã truy cập thông tin…);
- Chống việc bộc lộ thông tin bí mật kinh doanh: Ký kết các dạng hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin không được bộc lộ thông tin hoặc không được tìm cách biết được thông tin mà mình được tiếp cận.
3. Tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh trong hoạt động kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó sẽ bị xử lý như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 200.000.000 đồng – 300.000.000 đồng.
Thứ hai, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu những tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
- Tịch thu những khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh.
Lưu ý: Mức phạt này được áp dụng cho tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
4. Dịch vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý đi đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có bí mật kinh doanh. Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý có bề dày kinh nghiệm lâu năm, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, chúng tôi đã giải đáp và tháo gỡ những khó khăn liên quan đến bí mật kinh doanh cho rất nhiều cá nhân, tổ chức. Và đã và đang được nhiều Quý Khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Tại đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ thực hiện các công việc bao gồm nhưng không giới hạn như:
- Lắng nghe và tư vấn, giải đáp những thắc mắc mà Khách hàng đang gặp phải;
- Tư vấn điều kiện bảo hộ, khả năng bảo hộ bí mật kinh doanh; các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh và biện pháp tự vệ khi có hành vi xâm phạm;
- Theo dõi các hành vi xâm phạm và ra công văn yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Liên lạc với cơ quan chức năng để xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh,…