Bí mật kinh doanh và những điều bạn cần biết
Mục lục
1. Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh là những thông tin có được từ các hoạt động đầu tư về tài chính hoặc trí tuệ, chưa từng được công khai và có thể được áp dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
2. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là ai?
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin đó.
Bí mật kinh doanh mà người lao động hoặc người thực hiện nhiệm vụ có được trong quá trình thực hiện công việc thuộc về quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao nhiệm vụ, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh
Theo quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2022), các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Thông tin bí mật liên quan đến nhân thân.
- Thông tin bí mật liên quan đến quản lý nhà nước.
- Thông tin bí mật về quốc phòng và an ninh.
- Các thông tin bí mật khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền website ở đâu cho đúng?
4. Bí mật kinh doanh muốn được bảo hộ cần đạt điều kiện gì?
Theo Điều 84 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh:
- Không phải là kiến thức phổ biến và không dễ dàng thu thập.
- Khi áp dụng vào kinh doanh, nó mang lại lợi thế cạnh tranh cho người sở hữu so với những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó.
- Được chủ sở hữu bảo vệ thông qua các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự tiết lộ và tiếp cận dễ dàng.
5. Hành vi nào bị xem là xâm phạm bí mật kinh doanh?
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh không chỉ liên quan đến chủ sở hữu mà còn mở rộng đến những cá nhân hoặc tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng hoặc quản lý bí mật kinh doanh. Những chủ thể này được gọi chung là người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ, có 06 hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:
- Tiếp cận và thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách vượt qua các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp.
- Tiết lộ hoặc sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
- Vi phạm các thỏa thuận bảo mật hoặc sử dụng các hành vi lừa dối, dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc hoặc lợi dụng lòng tin của người có trách nhiệm bảo mật để tiếp cận, thu thập hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh.
- Tiếp cận và thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách vi phạm các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.
- Sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết, rằng thông tin này được thu thập thông qua hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo quy định.
6. Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến bí mật kinh doanh
Văn phòng Đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị chuyên lĩnh vực dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ, bao gồm cả bí mật kinh doanh. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều cá nhân, tổ chức vượt qua các thách thức liên quan đến bí mật kinh doanh. Chất lượng dịch vụ của chúng tôi đã được nhiều Quý Khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Tại Văn phòng đăng ký bản quyền, chúng tôi cung cấp các dịch vụ bao gồm:
- Lắng nghe và tư vấn, giải đáp các thắc mắc của Khách hàng;
- Tư vấn chi tiết về điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh;
- Đánh giá khả năng bảo hộ bí mật kinh doanh;
- Hướng dẫn các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh và các biện pháp đối phó khi xảy ra vi phạm;
- Theo dõi các hành vi vi phạm và gửi công văn yêu cầu chấm dứt vi phạm;
- Liên hệ với cơ quan chức năng để xử lý các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.