Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo)
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) là việc làm rất quan trọng và cực kỳ cấp bách để doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu và tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu khỏi những tranh chấp về sau. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện thực hiện.
1. Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu là gì?
Những lợi ích phải kể đến khi đăng ký nhãn hiệu gồm:
- Xác lập quyền sở hữu: Việc đăng ký nhãn hiệu giúp chủ sở hữu xác lập quyền độc quyền đối với nhãn hiệu, bảo vệ khỏi việc người khác sử dụng trái phép;
- Ngăn chặn sao chép và bắt chước: Bảo hộ nhãn hiệu ngăn chặn việc sao chép, bắt chước từ đối thủ, bảo vệ danh tiếng và sự độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ;
- Xây dựng niềm tin và uy tín: Nhãn hiệu đăng ký tạo niềm tin với Khách hàng, đem lại sự an tâm về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ;
- Tạo sự khác biệt: Nhãn hiệu đăng ký giúp tạo sự phân biệt với đối thủ, đem lại giá trị độc đáo và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng;
- Tăng giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu đăng ký tạo ra một tài sản vô hình có giá trị kinh tế, làm tăng giá trị toàn bộ doanh nghiệp;
- Chuyển nhượng và thương mại hóa: Quyền sở hữu nhãn hiệu có thể được chuyển nhượng hoặc thương mại hóa, tạo cơ hội kinh doanh và hợp tác với các đối tác khác;
- Tăng khả năng gia tăng doanh số: Nhãn hiệu mạnh mẽ và độc đáo giúp tạo sự thu hút với Khách hàng, tăng cơ hội bán hàng và doanh số;
- Cơ hội tiếp cận tài nguyên đầu tư: Nhãn hiệu được đăng ký giúp thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư và đối tác tiềm năng, tạo cơ hội tiếp cận tài nguyên và nguồn vốn đầu tư.
2. Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
Đây là thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu, do vậy chủ đơn đăng ký cần nắm rõ các quy định liên quan để tránh việc không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ dẫn đến không được xác lập quyền trên thực tế. Một số lưu ý bao gồm:
Thứ nhất, cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Tra cứu nhãn hiệu không bắt buộc thực hiện nhưng đây là bước đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả của việc xử lý đơn đăng ký. Chủ đơn đăng ký nên tra cứu trước để xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Thứ hai, cần phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác
Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đi kèm nhãn hiệu chính xác để làm căn cứ xác lập phạm vi bảo hộ nhãn hiệu khi kinh doanh trên thị trường.
3. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký bản quyền sở hữu đội ngũ Chuyên viên pháp lý, Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên tiếp nhận và giải quyết các trường hợp khó đăng ký nhãn hiệu từ các đơn vị khác gửi về. Tại đây, chúng tôi sẽ:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu cơ bản và chuyên sâu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, thương hiệu.
Bước 2: Làm hồ sơ đăng ký
Phối hợp cùng Khách hàng để bổ sung các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Bước 3: Nộp đơn đăng ký
Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ để kịp thời sửa đổi, bổ sung khi được yêu cầu.
Bước 4: Bàn giao Văn bằng bảo hộ
Khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ bàn giao lại cho Khách hàng ngay.
Bước 5: Hỗ trợ sau khi cấp Văn bằng bảo hộ
Tư vấn và hướng dẫn áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu khi được yêu cầu.