Hồ sơ đăng ký xác nhận công bố an toàn thực phẩm
Mục lục
1. Tại sao phải công bố an toàn thực phẩm?
Công bố an toàn thực phẩm là điều vô cùng cần thiết. Việc này vừa giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng vừa mang lại nhiều tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giúp công ty tạo dựng uy tín, thương hiệu: Đối với một doanh nghiệp, việc xây dựng được uy tín, thương hiệu là rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Công bố an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy rằng các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng theo quy định của pháp luật. Lúc này, các sản phẩm sẽ tiếp cận hơn với Khách hàng dễ dàng hơn, tạo được niềm tin cho Khách hàng và dần dần khẳng định được thương hiệu. Để từ đó nhanh chóng chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Những sản phẩm đã được công bố an toàn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố dựa theo tâm lý chung của người tiêu dùng. Vì vậy, thực phẩm đã được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, chiếm được lượng lớn Khách hàng vượt lên so với các đối thủ.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Khi đã doanh nghiệp đã có thương hiệu và nhận được sự quan tâm, tin tưởng từ phía Khách hàng thì chắc chắn doanh số bán hàng sẽ ngày càng tăng cao.
- Đáp ứng được điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật: Thực phẩm muốn lưu thông trên thị trường và đủ điều kiện làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu) thì bắt buộc phải tiến hành công bố hoặc đăng ký công bố. Điều này còn giúp doanh nghiệp tránh bị phạt khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra.
2. Làm gì để đăng ký xác nhận công bố an toàn thực phẩm
Để đăng ký Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thì trước hết các cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp mình đáp ứng đầy đủ được các chỉ tiêu an toàn thực phẩm mà Bộ y tế quy định. Để đảm bảo độ chính xác cao nhất, các cá nhân, tổ chức nên mang sản phẩm của mình đi kiểm định tại các cơ sở kiểm định đạt tiêu chuẩn.
Sau khi sản phẩm đã đáp ứng được các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, các cá nhân/tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện việc theo dõi và chỉnh sửa hồ sơ công bố theo hướng dẫn. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy xác nhận công bố thực phẩm.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để được công bố thực phẩm
Hồ sơ để được công bố thực phẩm bao gồm:
- Bản yêu cầu công bố an toàn thực phẩm.
- GCN an toàn sức khỏe hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do – Áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu.
- Tài liệu chứng minh công dụng của những sản phẩm yêu cầu công bố đã được Bộ y tế chấp thuận.
- Giấy chứng nhận GMP.
- Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy kết quả kiểm định.
- Bản dịch các loại giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
4. Dịch vụ xác nhận công bố an toàn thực phẩm
Nếu Quý Khách hàng đang gặp khó khăn trong việc xin Giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm cho các sản phẩm của mình thì hãy để Phan Law Vietnam hỗ trợ bạn. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị uy tín, được đông đảo các cá nhân, tổ chức an tâm, tin tưởng ủng hộ trên thị trường.
Đến với Phan Law Vietnam, việc xin Giấy xác nhận công bố của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ đội ngũ luật sư, chuyên viên có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Tất cả mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc công bố an toàn thực phẩm sẽ được tư vấn cặn kẽ, chi tiết, phân tích những gì được và chưa được để Khách hàng hiểu rõ nhất.
Không những vậy, khi lựa chọn Phan Law là người bạn đồng hành, bạn còn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ hàng đầu. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần bạn gọi điện cho chúng tôi là sẽ được các nhân viên tư vấn tận tình nhất.