Bảo hộ kịch bản sự kiện theo quy định pháp luật
Mục lục
Kịch bản sự kiện được xem là xương sống, là phần quan trọng nhất của mỗi sự kiện. Để tạo ra một kịch bản ấn tượng, thu hút người xem thì đòi hỏi người viết cần phải có hiểu biết rộng, khả năng tưởng tượng và sáng tạo cao. Đồng thời, người viết cần biết cách tìm hiểu, thu thập, sắp xếp và tổng hợp thông tin sao cho đưa ra được một kịch bản phù hợp nhất với thông điệp muốn truyền tải đến người xem. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Cần phải lưu ý gì khi viết kịch bản sự kiện?
Để có thể viết được một kịch bản sự kiện hay, bạn cần phải:
- Cần phải nắm rõ thông tin tổ chức sự kiện liên quan đến chủ đề gì? Đối tượng tham dự sự kiện hướng đến là ai?
- Xác định nguồn ngân sách thực hiện sự kiện. Khi biết con số cụ thể nguồn ngân sách, bạn cần cân đối những hoạt động diễn ra trong sự kiện mà bạn dự định viết ra trong kịch bản sự kiện. Quá trình này sẽ giúp bạn ứng chừng được chi phí phát sinh, chi tiêu một cách hợp lý nhất có thể, tránh được việc thâm hụt chi phí.
- Tính toán thời gian thực hiện sự kiện. Điều này đóng góp phần rất nhiều vào sự thành công của một event. Tránh cho việc chưa triển khai hết nội dung, tránh kéo dài thời gian là cho sự kiện trở nên nhạt nhẽo hơn,… Thời gian sự kiện dự tính bao gồm thời gian dành cho công tác chuẩn bị và thời gian diễn ra sự kiện.
Thủ tục bảo hộ kịch bản sự kiện theo quy định hiện hành như thế nào?
Quy trình các bước bảo hộ kịch bản sự kiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Khi tác giả, chủ sở hữu kịch bản muốn đăng ký bản quyền thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền kịch bản sự kiện;
- Hai bản sao kịch bản sự kiện;
- Giấy ủy quyền thay mặt tác giả, chủ sở hữu kịch bản thực hiện thủ tục đăng ký;
- Giấy tờ thể hiện quyền nộp đơn đăng ký;
- Giấy tờ thống nhất đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, của chủ sở hữu.
Bước 2: Nộp hồ sơ bảo hộ
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả kịch bản sự kiện tại một trong ba địa chỉ sau đây của Cục Bản quyền tác giả:
- Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;
- Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh;
- Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Bước 3: Thời gian giải quyết
Cục Bản quyền tác giả xem xét hồ sơ để ra quyết định đồng ý cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và đóng tiền đầy đủ theo quy định.
Bước 4: Nhận kết quả
Cục Bản quyền tác giả cấp văn bằng bảo hộ khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Ngược lại, sẽ ra thông báo từ chối khi hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ.