Ý tưởng là gì? Có thể đăng ký bản quyền ý tưởng được không?
Mục lục
Ý tưởng là những suy nghĩ sáng tạo nằm trong đầu của con người, đó có thể là ý tưởng về phần mềm chương trình máy tính, về truyện tranh, mô hình kinh doanh,… Liệu ý tưởng có thể đăng ký quyền tác giả không? Nếu được thì đăng ký bản quyền ý tưởng như thế nào? Thông qua bài tư vấn dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho các bạn. Mời Quý vị cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.
1. Khi nào ý tưởng có thể đăng ký bảo hộ bản quyền
Nói đến ý tưởng, người ta sẽ hiểu những điều này mới chỉ nằm trong đầu, chưa được bộc lộ hoặc thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nào cả. Và khi đó, nó chưa thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.
Chỉ khi ý tưởng được định hình dưới một dạng hình thức vật chất nhất định và thuộc một trong những loại hình được bảo hộ bản quyền theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì sẽ được tự động bảo hộ mà không phân biệt hình thức, nội dung tác phẩm, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quy trình đăng ký bản quyền ý tưởng diễn ra như thế nào?
Về cơ bản, một ý tưởng sẽ được bảo hộ bản quyền theo trình tự các bước dưới đây:
Bước 1: Thể hiện ý tưởng ra bên ngoài dưới một dạng hình thức vật chất nhất định
Để đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, ý tưởng cần phải được thể hiện dưới một dạng hình thức nhất định như được thể hiện trên giấy, trên phần mềm,… Khi đó, mới có căn cứ để đăng ký bản quyền ý tưởng.
Bước 2: Lựa chọn loại hình tác phẩm phù hợp để đăng ký bảo hộ
Có rất nhiều loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả (tham khảo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022). Khi ý tưởng đã được hiểu hiện ra bên ngoài thì bạn cần phải lựa chọn một loại hình tác phẩm phù hợp với ý tưởng để thực hiện đăng ký bản quyền ý tưởng.
Bước 3: Soạn thảo bộ hồ sơ bảo hộ quyền tác giả
Để không phải mất thời gian cũng như chi phí đi lại, bạn cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng bộ hồ sơ đăng ký. Thành phần hồ sơ gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ;
- Hai bản sao tác phẩm;
- Giấy uỷ quyền;
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý đăng ký của các đồng chủ sở hữu, các đồng tác giả.
Bước 4: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ tại cơ quan chức năng
Bạn có thể nộp hồ sơ tại một trong ba địa chỉ sau đây của Cục Bản quyền tác giả:
- Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội;
- Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh;
- Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Bước 5: Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả
Việc theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ là một bước cần thiết để biết được thông tin sớm nhất về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ hoặc nhận được thông báo sớm nhất về việc đăng ký thành công.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bản quyền ý tưởng gồm những những nội dung nào?
Văn phòng đăng ký bản quyền cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thực hiện đăng ký quyền tác giả ý tưởng, bao gồm nhưng không hạn chế các công việc sau:
- Tư vấn chi tiết cho Khách hàng những loại hình tác phẩm phù hợp để đăng ký bảo hộ ý tưởng;
- Hỗ trợ Khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký và thực hiện thủ tục đăng ký khi được yêu cầu;
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả và gửi lại cho Khách hàng;
- Tư vấn và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ quyền tác giả;
- Liên hệ với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi xâm phạm quyền,…