Vi phạm bản quyền phần mềm là gì?
Mục lục
Mục tiêu của các hành vi vi phạm bản quyền hầu hết là hướng đến các loại phần mềm. Vì loại đối tượng này là một trong những tài sản trí tuệ có giá trị thương mại cực kỳ to lớn. Cùng với đó là các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm càng lúc càng tinh vi hơn. Do đó mà các chủ sở hữu luôn phải có nhận thức này đủ về những hành vi này để có cách thức bảo vệ cho quyền lợi của mình.
Thế nào là vi phạm bản quyền phần mềm?
Bản quyền phần mềm là một cơ chế bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm hay chương trình máy tính bằng quyền tác giả. Do đó vi phạm bản quyền phần mềm có thể hiểu là các hành vi vi phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì các hành vi này bao gồm:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Biện pháp xử lý hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Khi một hành vi bị xác định là vi phạm bản quyền phần mềm thì tùy theo tính chất và mức độ mà sẽ áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Theo quy định pháp luật thì một hành vi vi phạm bản quyền có thể bị xử lý bằng một trong các cách thức sau:
Xử phạt hành chính
Đối với các hành vi mức độ không quá nghiêm trọng thì đa số sẽ áp dụng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy theo hành vi và cách thức thực hiện mà sẽ có khung hình phạt phù hợp. Nội dung này thể hiện trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi 28/2017/NĐ-CP.
Xử lý dân sự
Nếu chủ thể khác có hành vi vi phạm bản quyền thì chủ sở hữu có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm .
Xử lý hình sự
Ngoài ra, hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm. Tội danh này được quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019; Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.