Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới
Mục lục
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới thành lập cũng gặp phải những lợi thế và ưu điểm nhất đinh. Vậy ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn những ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới, những lưu ý trước và sau khi thành lập công ty. Mong rằng bài viết của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hỗ trợ được cho các trong quá trình thực hiện.
1. Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới như thế nào?
Khi một doanh nghiệp mới được thành lập sẽ có những ưu và nhược điểm như sau:
Thứ nhất, về ưu điểm
Về mục tiêu kinh doanh: Một doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện nhiều ngành nghề cùng một lúc, có thể thực hiện các ngành nghề đặc thù mà không phải một cá nhân nào cũng có thể thực hiện được.
Về mặt pháp lý: Tất cả các loại hình công ty đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Pháp luật doanh nghiệp xây dựng sẵn những hành lang pháp lý giúp hoạt động của công ty trở nên rõ ràng, minh bạch, đáng tin cậy hơn.
Về việc tự chọn nhân viên: Có thể dễ dàng lựa chọn những người lao động phù hợp với yêu cầu tuyển dụng để góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh được vận hành tốt hơn.
Trong hoạt động kinh doanh: Khi thực hiện hoạt động kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp được thành lập hợp pháp sẽ giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng hơn. Tạo nên sự chuyên nghiệp và minh bạch trong kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền phát hành hóa đơn điện tử, đây cũng là giấy tờ tài chính quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh hiện hành.
Dễ dàng mở rộng quy mô và đạt được thành công hơn: Nếu có sự định hướng đúng và đủ, cũng như các yếu tố về chăm chỉ, chiến lược,… thì công ty sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công và lợi ích về kinh tế trong tương lai.
Thứ hai, về nhược điểm
Thời gian và khối lượng công việc nhiều hơn: Điều này đôi khi có thể gây mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất khi phải đối diện áp lực công việc quá lớn.
Không có người dẫn dắt: Một người khởi nghiệp phải tự học hỏi, tự tìm lời giải đáp ra tất cả vấn đề của mình. Phần lớn chủ sở hữu của một công ty khởi nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu. Để thành công, họ phải thử và mắc sai lầm, sau đó tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp hơn cho doanh nghiệp.
Xây dựng mọi thứ từ vạch xuất phát: Việc thành lập một công ty mới có nghĩa là bạn phải thực hiện xây dựng mọi thứ từ đầu. Từ các thủ tục pháp lý thành lập công ty, đến việc xây dựng nội bộ công ty, phát triển kinh doanh với đối tác, các thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh… bạn đều phải thực hiện đầy đủ và chính xác nhất.
Có nguy cơ thất bại: Đối với chủ một doanh nghiệp, từ thất bại rất nặng nề. Bạn có thể sẽ cảm thấy thật tồi tệ vì việc kinh doanh không được thuận lợi, vì làm mất tiền của bản thân và của gia đình. Thậm chí có nhiều người sẽ bị rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài.
2. Lưu ý những việc cần làm khi thành lập công ty mới?
Thực tế, khi thành lập doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký công ty. Tuy nhiên trước khi làm thủ tục này, bạn cần phải:
- Xác định bản thân có quyền thành lập công ty không? Pháp luật quy định mọi chủ thể đều được thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;…
- Xác định ngành nghề dự định kinh doanh: Ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Công ty chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với ngành nghề có điều kiện thì công ty phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Xác định vốn thành lập doanh nghiệp: Vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi vì khi mới thành lập doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu khá nhiều. Đối với những ngành nghề có điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty thì bắt buộc phải đáp ứng;
- Đặt tên công ty: Phải đáp ứng các điều kiện về cách đặt tên và không thuộc các trường hợp bị cấm như trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký; sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử;…
- Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở: Trụ sở phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định;
- Xác định loại hình công ty muốn thành lập: Cần phân tích ưu và nhược điểm của từng loại hình. Từ đó đánh ra và đưa ra quyết định mô hình công ty dự kiến mở;
- Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và chính xác theo đúng loại hình doanh nghiệp dự kiến đăng ký.
3. Lưu ý những việc cần làm khi thành lập doanh nghiệp?
Sau khi thành lập doanh nghiệp thì cần thực hiện những công việc sau:
Thứ nhất, công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thứ hai, khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực. Chỉ được sử dụng con dấu sau khi công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu, tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.
Thứ ba, liên hệ cơ quan thuế để nộp tờ khai, kê khai thuế ban đầu, nộp thuế
Sau khi có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
Thứ tư, khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
Thứ năm, xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương
Cần phải xây dựng Thang lương, Bảng lương. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Thứ sáu, xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Công ty có từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.