Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh dưới hình thức nào?
Mục lục
Hiện tại rất nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo hộ cho loại tài sản hết sức đặc biệt này. Để thực hiện thủ tục bảo hộ ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải xác định được ý tưởng của mình thuộc loại đối tượng sở hữu trí tuệ nào. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu rõ hơn các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Ý tưởng kinh doanh là gì?
Ý tưởng kinh doanh là những loại ý tưởng mang tính sáng tạo, đột phá đem đến lợi nhuận cho người sở hữu và áp dụng thành công ý tưởng. Có thể nói, trong quá trình hoạt động kinh doanh, ý tưởng luôn là loại tài sản vô cùng quan trọng cần được bảo mật, bảo hộ trước các hành vi xâm phạm từ đối thủ, cạnh tranh không lành mạnh. Việc đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất dựa trên pháp luật để xây dựng nền tảng bảo hộ ý tưởng kinh doanh của bạn.
Có bắt buộc đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh?
Bản quyền ý tưởng kinh doanh nói riêng và tất cả loại hình tác phẩm hợp lệ khác nói chúng đều được phát sinh tự động. Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tuy vậy, việc đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành một loại tài sản hữu hình thông qua giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Bạn có thể thực hiện các thủ tục chuyển giao, chuyển nhượng, cấp quyền sử dụng… ý tưởng kinh doanh thông qua giấy chứng nhận này. Ngoài ra, đây là tài liệu pháp lý hiệu quả nhất để chứng minh ai là chủ sở hữu hợp pháp đối với ý tưởng kinh doanh này khi không may xảy ra tranh chấp.
Trình tự thực hiện đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với ý tưởng kinh doanh. Trước hết bạn phải thể hiện ý tưởng của mình dưới một hình thức nhất định nào đó là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Các hình thức tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành liệt kê cụ thể các hình thức tác phẩm là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả tại khoản 1 Điều 14 bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Tác phẩm báo chí
- Tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm sân khấu
- Tác phẩm điện ảnh
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Tác phẩm nhiếp ảnh
- Tác phẩm kiến trúc
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho ý tưởng kinh doanh
Sau khi thể hiện ý tưởng dưới hình thức phù hợp, bạn có thể bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền để nộp đến Cục Bản quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm các tài liệu chính:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu quy định
- Hai bản sao tác phẩm thể hiện ý tưởng kinh doanh
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Các tài liệu liên quan đến việc sáng tạo, sở hữu tác phẩm
- Văn bản cam kết của tác giả