Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp năm 2022
Mục lục
Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn thành lập doanh nghiệp để các bạn nắm rõ, gồm điều kiện cần chuẩn bị để quá trình đăng ký được diễn ra thuận lợi; hồ sơ, thủ tục thành lập công ty và những thủ tục cần phải làm sau khi doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những nội dung trên.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp thành công là gì?
Cần đáp ứng những điều kiện sau đây để quá trình thành lập doanh nghiệp được diễn ra thành công, cụ thể như sau:
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đầy đủ giấy tờ và hợp lệ. Vì khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Chỉ khi hồ sơ đăng ký công ty đầy đủ và hợp lệ thì mới có khả năng được chấp thuận cấp Giấy chứng nhận;
- Thông tin cung cấp cho cơ quan thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp trong bộ hồ sơ thì ngành nghề đăng ký kinh doanh phải được nhà nước cho phép. Những ngành nghề hoạt động kinh doanh này không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật;
- Tên của doanh nghiệp phải được đặt theo quy định của pháp luật, bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp;
- Sau khi gửi hồ sơ đăng ký công ty đồng thời phải nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn thành lập doanh nghiệp theo trình tự các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, nhìn chung sẽ bao gồm một số những giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao y công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức góp vốn);
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền thực hiện đăng ký công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp bộ hồ sơ đăng ký công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp bằng đường bưu điện hoặc nộp online bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định bộ hồ sơ. Nếu như hồ sơ thành lập công ty hợp lệ và đầy đủ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ công ty không hợp lệ hoặc không đầy đủ thì sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện gì?
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp như:
- Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…);
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu;
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp…