Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại
Mục lục
Bất kỳ cái gì cũng có ưu và nhược điểm. Và mô hình nhượng quyền cũng vậy, nó cũng có những ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại. Nhưng nhìn chung, đây là một trong những lựa chọn tối ưu để những nhà khởi nghiệp phát triển, đảm bảo sự ổn định ban đầu cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy cùng Văn phòng đăng ký bản quyền phân tích những ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại thông qua bài viết dưới đây. Mong rằng bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này.
1. Nhượng quyền thương mại có những đặc trưng nào?
Nhượng quyền thương mại có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có sự hỗ trợ và kiểm soát qua lại giữa các bên nhượng quyền thương mại nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính luôn độc lập với nhau;
- Có sự thống nhất về cách thức hoạt động kinh doanh của các bên nhượng quyền;
- Là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như chuyển giao công nghệ, đại lý …
- Bên nhượng quyền thương mại phải có một hệ thống kinh doanh chiếm ưu thế trên thị trường. Hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền;
- Đối tượng nhượng quyền là quyền thương mại.
Từ những đặc trưng cơ bản trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau. Ngay khi hai bên ký kết hợp đồng, bên chuyển nhượng sẽ tiến hành hỗ trợ bên nhận quyền về vấn đề đào tạo nhân lực, kỹ thuật. Bên nhận chuyển nhượng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi bên chuyển nhượng để đảm bảo tính thống nhất cùng với chất lượng sản phẩm của toàn hệ thống, đảm bảo uy tín và thương hiệu của bên chuyển nhượng.
2. Những ưu điểm của mô hình nhượng quyền thương mại là gì?
Mô hình nhượng quyền thương mại có những ưu điểm nổi trội như sau:
Đối với bên nhượng quyền thương mại:
- Mở rộng thị trường, thăm dò được hiệu quả đầu tư khi thâm nhập được vào các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp;
- Giảm thiểu tối đa chi phí cho quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi;
- Có thêm nguồn thu ổn định từ phí nhượng quyền thương mại;
- Bên nhượng quyền có thể tận dụng những hiểu biết của bên nhận quyền để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài.
Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại:
- Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu;
- Các sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ hệ thống kinh doanh đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền;
- Được đào tạo nghiệp vụ và tiếp thu bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền;
- Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và đảm bảo – một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh.
3. Những nhược điểm của mô hình nhượng quyền thương mại là gì?
Nhìn chung, mô hình nhượng quyền thương mại có những nhược điểm như sau:
Đối với bên nhượng quyền thương mại:
- Bên nhận quyền thương mại có thể lợi dụng những kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai với bên nhượng quyền. Bởi bên nhượng quyền phải chia sẻ các bí mật kinh doanh và kiến thức chuyên môn. Khi hợp đồng nhượng quyền chấm dứt, bên nhận quyền có thể sẽ lợi dụng kiến thức thu được để tiếp tục kinh doanh;
- Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra , bao gồm cả những tranh chấp pháp lý;
- Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của một bên nhận quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Đối với bên nhận quyền thương mại:
- Bên nhận quyền thương mại không thể phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh một cách khuôn khổ theo các quy định đã được đặt ra từ trước của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền thương mại có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền;
- Khoản đầu tư ban đầu có thể mang giá trị lớn.