Tư vấn về những mô hình nhượng quyền thương mại
Mục lục
Hoạt động nhượng quyền thương mại đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Đây là hoạt động ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội của chúng. Chính vì lẽ đó mà hiện nay có rất nhiều mô hình nhượng quyền thương mại để bên nhượng quyền lựa chọn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn khái quát về những vấn đề liên quan đến chủ đề này.
>>> Tìm hiểu thêm về nhượng quyền thương mại: Hình thức nhượng quyền thương mại là gì?
Mô hình nhượng quyền thương mại được hiểu là gì?
Mô hình nhượng quyền thương mại được biết tới là việc phân loại các hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên những tiêu chí khác nhau, đó có thể là tiêu chí theo khu vực lãnh thổ, theo tiêu chí kinh doanh, theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng loại hình nhượng quyền thương mại mà sẽ có những đặc điểm tiêu biểu riêng, ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hoạt động nhượng quyền thương mại có vai trò như thế nào?
Hoạt động nhượng quyền thương mại có những vai trò như sau:
- Giúp bên nhượng quyền phân tán rủi ro: Vì việc đầu tư, mở rộng kinh doanh vào một thị trường mới gặp nhiều rào cản về thói quen mua sắm, văn hóa,…
- Giúp bên nhận nhượng quyền hạ thấp khả năng rủi ro trong kinh doanh: Vì được bên nhượng quyền cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền, trợ giúp kỹ thuật thường xuyên để điều hành hoạt động,…, từ đó nâng cao kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh doanh.
- Giúp phân phối hàng hoá/dịch vụ: Bên nhượng quyền có thể trong cùng một thời gian cho phép nhiều bên nhận quyền khác nhau cùng sử dụng “quyền kinh doanh” của mình. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ có thể tự xây dựng một mạng lưới phân phối các mặt hàng hóa và dịch vụ rộng lớn.
- Hội nhập quốc tế: Sự góp mặt của các thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới sẽ giúp quốc gia đó quảng bá hình ảnh hội nhập quốc tế của mình.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Các doanh nghiệp ở các quốc gia sẽ có cơ hội hợp tác, học hỏi và nhân rộng mô hình kinh doanh đã chứng minh thành công trên thương trường.
Mô hình nhượng quyền thương mại gồm những loại nào?
Hiện nay, có những mô hình nhượng quyền thương mại tiêu biểu như sau:
Căn cứ vào khu vực lãnh thổ
- Nhượng quyền ở trong nước: Chủ yếu là hoạt động thương mại giữa các công ty/doanh nghiệp Việt Nam lớn với các công ty/doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào đất nước Việt Nam: Khi đó, bên nhượng quyền là chủ thương hiệu nước ngoài và họ sẽ thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam, như: KFC,…
- Nhượng quyền từ bên trong lãnh thổ Việt Nam ra các quốc gia khác: Các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam sẽ thực hiện hoạt động nhượng quyền ra các quốc gia khác, như: cà phê Trung Nguyên,…
Căn cứ theo tiêu chí kinh doanh
- Nhượng quyền phân phối dựa vào loại sản phẩm/dịch vụ: Bên nhượng quyền trao quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của họ trong một phạm vi và theo một khoảng thời gian nhất định cho bên nhận nhượng quyền. Tuy nhiên, bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng các biểu tượng, khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá.
- Nhượng quyền công thức kinh doanh: Đối tượng nhượng quyền không chỉ là quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn được nhận chuyển giao kỹ thuật kinh doanh cũng như cách điều hành công ty.
Căn cứ mục tiêu phát triển kinh doanh
- Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền sẽ chỉ định một số đối tác tại quốc gia họ muốn đầu tư kinh doanh để làm đối tác và phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ. Khi đó, bên nhận quyền sẽ chi trả một khoản tiền cho bên chuyển nhượng. Sau đó, bên nhận quyền sẽ được chủ động mở thêm các chi nhánh hoặc bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi quản lý.
- Franchise vùng: Bên nhận quyền sẽ được bán phép lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác kèm theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên nhượng quyền.