Tư vấn quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Mục lục
Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Nhãn hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mà còn là cách để Khách hàng nhận biết và ghi nhớ công ty. Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn bạn về cách đăng ký nhãn hiệu cũng như những lợi ích mà việc đăng ký nhãn hiệu mang lại.
1. Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu
Những lợi ích khi đăng ký độc quyền sử dụng nhãn hiệu có thể kể đến, như:
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên mọi hình thức: Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ chủ thể nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn trong cùng lĩnh vực;
- Tránh các hành vi xâm phạm: Khi đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Do đó, nếu như có hành vi xâm phạm sẽ bị xử lý theo mức độ vi phạm. Điều này hạn chế tình trạng sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực,…
- Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ: Đa số mọi người sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm đã đăng ký hơn. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời, việc đăng ký cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp.
2. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Các bước đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu giúp đánh giá nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ hay không? Bạn có thể vào trang web sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ để tìm kiếm thông tin các đơn yêu cầu bảo hộ đã công bố, đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc gửi mẫu cho những đơn vị dịch vụ pháp lý thực hiện quá trình tra cứu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị và soạn thảo những giấy tờ như sau:
- Tờ khai bảo hộ nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký độc quyền;
- Danh mục dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền;
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao giấy nộp phí, lệ phí đã thanh toán qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Nộp hồ sơ, theo dõi quá trình và nhận kết quả
Nộp bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được tiến hành:
- Thẩm định hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Kiểm tra việc tuân thủ về hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không? Khi đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Công bố đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Khi đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Đánh giá nhãn hiệu nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không? Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng;
- Ra quyết định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Nếu nhãn hiệu nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền một cách thuận lợi và nhanh chóng, các bạn nên sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật, Văn phòng Luật sư uy tín. Một trong những đơn vị uy tín và dành được nhiều sự ưu ái từ Khách hàng phải kể đến Văn phòng đăng ký bản quyền của chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu, tư vấn chuyên sâu và đại diện thực hiện các thủ tục đăng ký. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tư vấn lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ
Lựa chọn mẫu nhãn hiệu: Nhãn hiệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, không có các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
Lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Khách hàng cần gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu để chúng tôi hỗ trợ tra cứu sơ bộ, nhằm đánh giá khả năng đăng ký. Sau khi tra cứu, nếu có khả năng bảo hộ thì sẽ tiếp tục tra cứu chuyên sâu để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Nếu mẫu nhãn hiệu bị trùng, không có khả năng đăng ký thì cần điều chỉnh lại mẫu nhãn hiệu.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và nộp tại cơ quan chức năng
Hỗ trợ soạn thảo đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan. Sau khi hoàn tất, nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ
Hỗ trợ theo dõi tiến độ thẩm định đơn đăng ký để kịp thời điều chỉnh khi có yêu cầu.
Bước 5: Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận nhãn hiệu
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Văn phòng đăng ký bản quyền chúng tôi sẽ thông báo tới bạn để bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.