Tư vấn chi tiết pháp lý về đăng ký bản quyền mới nhất
Mục lục
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được đề cao và không ngừng gia tăng. Các cá nhân và tổ chức cũng dần ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh về những vấn đề pháp lý đăng ký bản quyền. Mong rằng bài tư vấn của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giúp ích được cho các bạn.
Đăng ký bảo hộ bản quyền có phải là thủ tục bắt buộc không?
Bảo hộ quyền tác giả, cụ thể là bảo hộ quyền về nhân thân của tác giả và quyền về tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Những quyền này được tự dộng bảo hộ kể từ khi một tác phẩm được tạo ra và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần phải tiến hành quy trình các bước đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục bản quyền tác giả. Kể từ thời điểm tạo ra tác phẩm và được thể hiện dưới một dạng nhất định thì bạn đã có thể yêu cầu các chủ thể khác ngừng các hành vi xâm phạm tới các quyền và lợi ích của bạn.
Tuy nhiên, để bảo hộ bản quyền các tác phẩm một cách tối ưu thì các bạn cần thực hiện đăng ký bản quyền. Bởi vì khi được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thì bạn sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ những trường hợp có chứng cứ ngược lại. Bên cạnh đó, việc hưởng quyền tài sản, quyền nhân thân cũng dễ dàng được thực hiện hơn như khi chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền tác giả,…
Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác giả theo quy trình mới nhất?
Quy trình các bước để đăng ký bản quyền tác giả được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ
Theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Hai bản sao tác phẩm dự định bảo hộ;
- Giấy uỷ quyền;
- Giấy tờ xác minh quyền nộp đơn;
- Nếu tác phẩm có đồng tác giả thì cần bổ sung giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả;
- Nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung thì cần bổ sung giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu.
Lưu ý: Những tài liệu được nêu ở trên phải bằng tiếng Việt. Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải được dịch ra tiếng Việt.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc chủ thể được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ủy quyền nộp 01 bộ giấy tờ hồ sơ như trên tại trụ sở của Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Nếu bạn ở các tỉnh miền Nam và miền Trung thì có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng để thuận tiện hơn.
Bước 3: Xem xét và ra quyết định
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do từ chối cho người nộp đơn.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả gồm những gì?
Dịch vụ tư vấn và thực hiện pháp lý liên quan đến bảo hộ bản quyền gồm những nội dung như sau:
- Tư vấn bản chất của việc bảo hộ quyền tác giả là gì;
- Tư vấn những lý do cần thiết phải đăng ký bảo hộ cho các tác phẩm;
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo và chuẩn bị giấy tờ liên quan để đăng ký quyền tác giả khi được yêu cầu;
- Tư vấn quy trình các bước đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn những quyền được hưởng cũng như các biện pháp bảo vệ quyền lợi,…