Tư vấn chi tiết hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Mục lục
Thiết kế nhãn hiệu cần độc đáo, dễ nhận biết để có khả năng thực hiện chức năng phân biệt. Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm để được thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký bảo hộ để các bạn nắm.
1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;
- Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký độc quyền;
- Danh sách dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền người khác thực thiện thủ tục đăng ký (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký khi được quyền từ chủ thể khác;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên đăng ký bảo hộ;
- Bản sao chứng từ phí, lệ phí đã thanh toán qua dịch vụ bưu chính hoặc là nộp trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Quy trình các bước đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các bước sau:
2.1. Tra cứu nhãn hiệu
Quá trình này giúp đánh giá nhãn hiệu dự kiến đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ không. Bạn có thể vào website Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu sơ bộ hoặc gửi mẫu nhãn hiệu cho các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư để tra cứu chuyên sâu.
2.2. Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng những giấy tờ như trên. Mọi thông tin cần được điền chính xác.
2.3. Nộp hồ sơ đăng ký, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi cán bộ tiếp nhận, hồ sơ sẽ được tiến hành theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Kiểm tra việc tuân thủ về hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không? Khi đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Công bố đơn: Khi đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá nhãn hiệu nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không;
- Ra quyết định: Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản và yêu rõ lý do từ đó, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm những gì?
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ hỗ trợ tư vấn pháp lý và thực hiện dịch vụ đăng ký như:
- Tư vấn các quy định hiện hành về nhãn hiệu;
- Tư vấn điều chỉnh mẫu nhãn hiệu khi xảy ra tình trạng trùng, tương tự với những nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ;
- Hướng dẫn cách mô tả nhãn hiệu dự định đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của nhãn hiệu;
- Lập tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những giấy tờ liên quan;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi thông báo xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, cấp văn bằng;
- Soạn công văn trả lời, phúc đáp thông báo của Cục sở hữu trí tuệ,…
Tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý về lĩnh vực sở hữu trí tuệ uy tín và chất lượng hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý đông đảo, nhiều kinh nghiệm, chúng tôi đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều Khách hàng và nhận luôn nhận được phản hồi tích cực. Chúng tôi sẽ mãi là điểm tựa pháp lý vững chắc giúp các bạn giải quyết mọi vướng mắc về pháp lý.
Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua số hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện nhanh chóng.