Pháp lý về nhượng quyền thương mại
Mục lục
Trong thời buổi xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhượng quyền thương mại là một ngành đang được phát triển mạnh mẽ và đang tạo ra nhiều cơ hội cho những chủ thể khởi nghiệp giảm bớt rủi ro khi thực hiện kinh doanh. Nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở mọi khu vực trên thế giới và ở hầu hết các quốc gia với khoảng 16.000 hệ thống trên toàn cầu đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ. Bài viết hôm nay sẽ nói về tính pháp lý về nhượng quyền thương mại. Mong rằng sẽ hữu ích với các bạn.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có những yếu tố cơ bản nào?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có những yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, phải có sự góp vốn của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền
Sự góp vốn được thể hiện ở việc bên nhượng quyền trao bí quyết cho bên nhận quyền và cho bên nhận quyền sử dụng các nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,… để tập hợp khách hàng. Tất cả các dấu hiệu này giúp phân biệt được một công ty/doanh nghiệp với các công ty/các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh một lĩnh vực hay còn gọi là đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, phải quy định về các nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền
Nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền như phải bảo đảm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ; bảo vệ quyền lợi của các bên nhận quyền trước bên thứ ba và phải bảo đảm việc không tranh giành khách hàng với bên nhận quyền.
Đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan nào?
Trước khi tiến hành các hoạt động về nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến sẽ thực hiện nhượng quyền thương mại thì phải thực hiện các quy trình các bước để đăng ký các hoạt động về nhượng quyền thương mại với Bộ Thương mại (tham khảo khoản 1 Điều 291 Luật Thương mại 2005, khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, có quy định các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
- Nhượng quyền trong nước
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối với các trường hợp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục các bước đăng ký nhượng quyền thì bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước để đăng ký nhượng quyền thương mại diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đề nghị đăng ký nhượng quyền thương mại
- Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền thương mại
- Giấy tờ xác nhận về tư cách pháp lý của các bên dự kiến nhượng quyền
- Giấy tờ xác nhận văn bằng bảo hộ độc quyền của các quyền sở hữu công nghiệp tại nước việt nam hoặc tại nước ngoài khi có sự chuyển giao quyền sử dụng với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Gửi giấy tờ và nhận kết quả
Gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước cập nhập thông tin vào Sổ đăng ký nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.