Tra cứu nhãn hiệu độc quyền
Mục lục
Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký là một bước quan trọng để đảm bảo tính độc quyền và phân biệt cho nhãn hiệu. Điều này giúp dự đoán nhãn hiệu có bị trùng lặp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác không. đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Thông qua bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu chi tiết nhất cũng như giúp các bạn hiểu hơn về việc tra cứu nhãn hiệu độc quyền.
1. Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu độc quyền trước khi đăng ký?
1.1. Tránh tình trạng nhãn hiệu bị trùng lặp
Việc tra cứu giúp kiểm tra xem nhãn hiệu đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa. Nếu có thì tiến hành sửa đổi cho phù hợp.
1.2. Tránh mất thời gian, chi phí
Khi kết quả tra cứu là không khả quan. Chủ sở hữu sẽ điều chỉnh lại mẫu nhãn hiệu thay vì nộp đơn đăng ký. Việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất thời gian chờ đợi Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ cũng như tiền bạc để tiến hành đăng ký.
1.3. Kiểm tra tính chính xác
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra thông tin trong GCN nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa. Nếu có phát sinh sai sót thì cần kịp thời chỉnh sửa lại.
2. Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu độc quyền
2.1. Tra cứu nhãn hiệu trực tuyến
Việc tra cứu nhãn hiệu có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish. Đây là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Sau đây là hướng dẫn tra cứu:
Bước 1: Truy cập địa chỉ link website của nền tảng WIPO Publish
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Theo chế độ mặc định, người dùng có 5 trường để nhập từ khóa tra cứu là “số đơn gốc”, “nhãn hiệu”, “chủ đơn/chủ bằng”, “nhóm sản phẩm/dịch vụ”, “đại diện SHCN”.
Người dùng có thể bổ sung thêm các trường tra cứu, bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông ở bên lên bên trái. Ngay sau khi tích vào ô vuông thì trường tương ứng xuất hiện trên màn hình tra cứu.
2.2. Tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Là việc tra cứu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên. Khi đó, họ sẽ gửi hồ sơ tra cứu cho chuyên viên, và chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
3. Quy trình các bước đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các bước sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Quá trình này giúp đánh giá nhãn hiệu dự kiến đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ không. Để thực hiện việc tra cứu, các bạn thực hiện như hướng dẫn ở trên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;
- Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký độc quyền;
- Danh sách dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền người khác thực thiện thủ tục đăng ký (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký khi được quyền từ chủ thể khác;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên đăng ký bảo hộ;
- Bản sao chứng từ phí, lệ phí đã thanh toán qua dịch vụ bưu chính hoặc là nộp trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi cán bộ tiếp nhận, hồ sơ sẽ được tiến hành theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: Kiểm tra việc tuân thủ về mặt hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không? Khi đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Công bố đơn: Khi đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá nhãn hiệu nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không;
- Ra quyết định: Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản và yêu rõ lý do từ đó, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.