Tìm hiểu sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế
Mục lục
Sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện. Việt Nam cũng đang tham gia nhiều thỏa ước quốc tế để đảm bảo quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế. Mong rằng bài tư vấn của Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ được cho các bạn.
>>> Tìm hiểu các vấn đề chính của Luật sở hữu trí tuệ: Tìm hiểu về luật sở hữu trí tuệ hiện hành
Việt Nam vừa gia nhập thỏa ước nào trong kinh doanh quốc tế?
Tại kỳ họp Đại hội đồng WIPO năm 2019, Việt Nam đã gia nhập Thỏa ước La Hay – trở thành Thành viên của tất cả 3 điều ước về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp do WIPO quản lý. Việc gia nhập điều ước này là một bước tiến của Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam thuận tiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và bảo vệ hiệu quả hơn lợi ích của mình hơn trong kinh doanh quốc tế
Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ cũng ký kết Thỏa thuận hợp tác về Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo với WIPO. Điều này sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ của các viện nghiên cứu và trường đại học trong hoạt động nghiên cứu/sáng tạo, đăng ký và thương mại hóa các sáng chế, cũng như chuyển giao công nghệ.
Ưu điểm của Thỏa ước La Hay trong kinh doanh quốc tế là gì?
Thỏa ước La Hay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN) được ký kết vào năm 1925 và có hiệu lực từ năm 1928 có những ưu điểm chính sau đây.
Thứ nhất, thủ tục đơn giản
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ cần nộp 1 hồ sơ đơn duy nhất tới 1 cơ quan duy nhất, sử dụng 1 ngôn ngữ và 1 loại tiền tệ duy nhất (đồng Francs Thụy Sĩ). Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung; gia hạn đăng ký được thực với 1 thủ tục duy nhất tại Văn phòng quốc tế
Thứ hai, tính linh hoạt
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được chỉ định bảo hộ ở nhiều quốc gia, đồng thời cho phép tự chỉ định quốc gia xuất xứ (trừ trường hợp quốc gia xuất xứ tuyên bố không cho phép tự chỉ định).
Được phép nộp 100 KDCN trong cùng một đơn với điều kiện các KDCN cùng thuộc một nhóm của Bảng phân loại quốc tế Locarno và các quốc gia được chỉ định trong đơn cho phép.
Thứ ba, tiết kiệm chi phí
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể chỉ định bảo hộ ở nhiều nước chỉ với một khoản phí cơ bản, phí công bố chung. Ngoài ra, các loại phí giảm đáng kể đối với KDCN từ thứ hai trở đi.
Dịch vụ tư vấn bảo hộ trong kinh doanh quốc tế gồm những gì?
Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hộ sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế như:
- Tư vấn những điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên và điều chỉnh sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế;
- Tư vấn về điều kiện, thủ tục cần thực hiện để được bảo hộ trong kinh doanh quốc tế;
- Tư vấn về thời hạn được bảo hộ và cách gia hạn bảo hộ;
- Hỗ trợ khách hàng đăng ký bảo hộ quốc tế khi có nhu cầu.