Tìm hiểu chi tiết quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mục lục
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Dựa theo Khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), kiểu dáng công nghiệp là hình thức bên ngoài của một sản phẩm hoặc bộ phận có thể lắp ráp thành một sản phẩm phức hợp. Hình thức này được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này và có thể quan sát được trong quá trình sử dụng bình thường của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
2. Đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế.
Cụ thể:
- Tác giả là người tự mình sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp, sử dụng công sức và chi phí của chính mình.
- Các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí và cung cấp phương tiện vật chất cho người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp thông qua việc giao nhiệm vụ hoặc thuê công việc, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên, với điều kiện thỏa thuận này không vi phạm quy định pháp luật.
- Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp, thì các bên đều có quyền đăng ký, với điều kiện tất cả các bên đều đồng ý.
Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng có thể chuyển giao quyền này cho tổ chức hoặc cá nhân khác thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc để thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả khi kiểu dáng công nghiệp đã được nộp hồ sơ đăng ký.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế mới nhất hiện nay
3. Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định gồm các bước sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn kiểu dáng công nghiệp
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thiết kế kiểu dáng. Khi thực hiện bước này, Khách hàng cần lưu ý các trường hợp không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi thiết kế và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp, Khách hàng cần tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng trước khi nộp đơn chính thức. Mặc dù không bắt buộc nhưng việc tra cứu này rất quan trọng.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi tra cứu khả năng đăng ký, Khách hàng sẽ nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan chức năng để nhận ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi nộp đơn, đơn sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định sau:
- Thẩm định hình thức: 1 tháng.
- Công bố đơn kiểu dáng trên công báo điện tử: trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: không quá 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Lưu ý: Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp thực tế có thể kéo dài từ 14-18 tháng.
Bước 5: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Trong quá trình thẩm định, nếu kiểu dáng đăng ký không đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu kiểu dáng đáp ứng yêu cầu và người nộp đơn hoàn thành các khoản phí đúng hạn thì Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ.

4. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Văn phòng Đăng ký bản quyền
Văn phòng Đăng ký bản quyền là một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp với bề dày kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và văn hóa Việt Nam. Chúng tôi hiểu rõ nhu cầu của Khách hàng và luôn đồng hành cùng bạn trong các hoạt động kinh doanh, mang lại những giải pháp tối ưu để Khách hàng đạt được lợi ích mong muốn.
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Văn phòng Đăng ký bản quyền, Quý Khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm trong Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn về các điều kiện và tài liệu cần thiết để thực hiện đăng ký, cũng như thông tin chi tiết về thời gian và chi phí liên quan. Nhờ đó, Quý Khách hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng và hiểu biết sâu sắc về quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm.