Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mục lục
Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều chủ thể quan tâm và thường xuyên yêu cầu được tư vấn. Hiểu rõ điều đó, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời từng câu hỏi trên. Hãy cùng Văn phòng đăng ký bản quyền theo dõi bài viết.
1. Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm gì?
Hiện nay, mô hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, do một cá nhân làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Thứ hai, về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Phòng đăng ký kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đã đăng ký. Không có sự tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu. Vì vậy, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ tư, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm vô hạn
Công ty không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh tức là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản thuộc của mình, gồm tài sản đã đầu tư và tài sản không đầu tư vào công ty.
Thứ năm, về phân phối lợi nhuận
Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với doanh nghiệp tư nhân bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro thì chủ doanh nghiệp sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do trong quá trình kinh doanh.
Thứ sáu, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp.
Thứ bảy, không được phát hành chứng khoán
Công ty không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Quy định này nhằm hạn chế quyền huy động vốn của chủ công ty tư nhân. Điều đó có nghĩa là nếu công ty muốn đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh thì huy động vốn bằng tự thêm vốn vào công ty.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được diễn ra như thế nào?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị thành lập công ty tư nhân;
- Bản sao y công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam), hộ chiếu nước ngoài (đối với người nước ngoài) của chủ doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ như trên để nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở và phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung trong bộ hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Trả kết quả
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty và cấp Giấy chứng nhận trong thời gian quy định nếu đủ điều kiện. Ngược lại, khi bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản và có nêu rõ lý do
3. Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân hết bao nhiêu?
Chi phí thành lập doanh nghiệp tư nhân hết bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc tự thực hiện thủ tục thành lập công ty hay ủy quyền cho người khác thực hiện và phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn chọn. Ngoài các khoản phải chi trả cho Phòng đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ thì bạn cần phải bỏ ra những khoản chi phí sau đây khi sử dụng đơn vị dịch vụ pháp lý:
- Chi phí hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Chi phí cử người đại diện khách hàng nộp bộ hồ sơ thành lập công tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Chi phí hỗ trợ thực hiện khắc dấu và công bố mẫu dấu;
- Chi phí đăng công báo thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia…