Thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu tại Việt Nam
Mục lục
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc làm cần thiết để chủ sở hữu thương hiệu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu.
1. Tìm hiểu đăng ký sở hữu thương hiệu
Thương hiệu (nhãn hiệu) là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của công ty. Đăng ký sở hữu thương hiệu là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tài sản của công ty cũng như giá trị của thương hiệu. Quá trình đăng ký được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ để ghi nhận thông tin và cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu.
Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi sử dụng thương hiệu khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Và chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để bên vi phạm chấm dứt hành vi, đồng thời xử phạt dân sự, hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự.
2. Thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu
Quy trình các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu được diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Thiết kế thương hiệu và tra cứu
Để tạo điểm nhấn, gây ấn tượng mạnh cho Khách hàng, bạn nên thiết kế thương hiệu mang nét riêng, mới lạ nhưng đơn giản. Sau khi đã tạo ra mẫu thiết kế, bạn cần tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để xem thương hiệu có trùng hoặc tương tự với bên khác đã đăng ký trước đó hay chưa? Từ đó xác định mẫu thương hiệu có cần điều chỉnh gì không.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký;
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký bảo hộ độc quyền;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao hợp lệ chứng từ thanh toán chi phí đăng ký bảo hộ.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ
Khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra và ra quyết định. Cụ thể đó là:
- Thẩm định về mặt hình thức đăng ký: Kiểm tra đơn đăng ký hợp lệ hay chưa;
- Công bố đơn đăng ký bảo hộ: Sau khi thấy đơn đăng ký hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định về nội dung bảo hộ: Đánh giá thương hiệu được yêu cầu bảo hộ có đáp ứng điều kiện bảo hộ không;
- Ra quyết định: Nếu thương hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối và nêu rõ lý do từ chối. Ngược lại, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả
Để quá trình đăng ký được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn cần tìm đến những đơn vị dịch vụ uy tín, chất lượng. Điều đó sẽ đảm bảo quá trình thực hiện đăng ký được diễn ra như mong muốn của bạn. Một trong những đơn vị được đáng giá cao đó là Văn phòng đăng ký bản quyền. Tại đây, chuyên hỗ trợ các vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ, trong đó có thương hiệu, như:
- Tư vấn quy định pháp luật hiện hành về thương hiệu;
- Tư vấn quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn khả năng bị trùng hoặc tương tự của thương hiệu;
- Thực hiện dịch vụ dịch thuật, công chứng giấy tờ có liên quan;
- Đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu;
- Theo dõi hành vi có dấu hiệu xâm phạm, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
- Làm công văn trả lời phúc đáp khi có tranh chấp sở hữu trí tuệ với các chủ đơn khác,…