Lợi ích khi bảo hộ thương hiệu độc quyền
Mục lục
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thương hiệu (nhãn hiệu) cần nhanh chóng được triển khai đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hình thức duy nhất giúp xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Thương hiệu sau khi nộp đơn đăng ký sẽ được pháp luật công nhận và được bảo hộ về mặt pháp lý. Chủ sở hữu thương hiệu có đầy đủ quyền và tài liệu hợp pháp để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường.
1. Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền
Những lợi ích của việc đăng ký thương hiệu tại Việt Nam có thể kể đến như:
- Độc quyền sử dụng trong lĩnh vực mình kinh doanh, sản xuất: Khi được cấp GCN đăng ký bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu cho các hàng hóa và dịch vụ đã đăng ký kèm theo;
- Tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lòng Khách hàng: Khi doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu uy tín và có tầm ảnh hưởng thì sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây là tâm lý chung của Khách hàng khi mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ. Bởi lẽ sản phẩm mang thương hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp;
- Bảo vệ thương hiệu khỏi các hành vi xâm phạm: Hành vi xâm phạm được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: hành vi sử dụng thương hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực,… Việc đăng ký bảo hộ và được độc quyền sử dụng thương hiệu trong phạm vi nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký sẽ giúp hạn chế hành vi xâm phạm. Bởi lẽ, nếu phát hiện có hành vi xâm phạm xảy ra, bạn có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi của mình thông qua nhiều con đường, như từ hòa giải, thông báo đến yêu cầu sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là khởi kiện ra Tòa án,…
2. Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền diễn ra như thế nào?
Các bước thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền diễn ra như sau:
Bước 1: Thiết kế thương hiệu
Cần thiết kế thương hiệu mang dấu ấn công ty, tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhưng đừng quá đơn giản. Vì điều đó sẽ khiến cho thương hiệu không có tính phân biệt cao.
Bước 2: Tra cứu mẫu thương hiệu
Sau khi thiết kế xong, Khách hàng cần tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn yêu cầu để đánh giá khả năng bảo hộ. Việc tra cứu thương hiệu để tránh trường hợp hồ sơ bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 3: Soạn bộ hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu chuẩn bị bộ hồ sơ như sau và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ:
- Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Mẫu thương hiệu đăng ký bảo hộ;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu khi thụ hưởng từ người khác;
- Văn bản chứng minh được hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao giấy tờ thanh toán chi phí đăng ký.
Bước 4: Theo dõi quá trình giải quyết đăng ký
Đơn đăng ký được thẩm định qua nhiều bước, thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, Quý Khách hàng cần theo dõi quá trình giải quyết. Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì có thể kịp thời điều chỉnh.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận thương hiệu
Sau khi thẩm định xong, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Khách hàng sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
3. Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những dịch vụ tiêu biểu tại Phan Law Vietnam. Trong đó, chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện đăng ký thương hiệu, theo đó:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu sơ bộ, chuyên sâu thương hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới thương hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho thương hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu;
- Đại diện Khách hàng soạn đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan và thực hiện thủ tục đăng ký,…