Tìm hiểu khái quát về kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm
Mục lục
Vai trò của kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm có lẽ ai cũng hiểu rõ. Tuy nhiên, để tạo ra một kịch bản đầy đủ nội dung, truyền tải được trọn vẹn thông điệp của sự kiện lại là điều khó khăn của nhiều người, nhất là những ai chưa từng có kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn khái quát về kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm và cách xây dựng kịch bản.
Cách viết kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm hay như thế nào?
Để có thể xây dựng được một kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm tốt thì bạn cần chuẩn bị nội dung viết kịch bản trước khi xây dựng, cụ thể gồm những nội dung tiêu biểu dưới đây:
- Mục đích yêu cầu của cuộc sự kiện là để ra sản phẩm.
- Đối tượng của sự kiện: Cần xác định số lượng, thành phần, độ tuổi,…của chủ thể tham dự sự kiện. Kịch bản được tạo nên phải dựa trên việc phục vụ cho một đối tượng cụ thể nên việc xác định đối tượng của sự kiện là rất quan trọng.
- Thời gian tổ chức sự kiện: Nên nắm tổng thể thời gian có được là bao lâu, diễn ra khi nào?
- Địa điểm tổ chức sự kiện: Cần xác định tổ chức trong nhà hay ngoài trời.
Trình tự diễn ra kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm như thế nào?
Quá trình diễn ra một kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm theo các bước như sau:
Khâu chuẩn bị khi vào sự kiện:
Đây là nội dung cốt lõi, trọng tâm của một kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm. Do đó, cần lập một cách chi tiết và đầy đủ các nội dung cụ thể. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải có những phương án dự phòng để tránh những lúc sự kiện không diễn ra đúng như dự kiến ban đầu.
Cần lưu ý các việc sau đây:
- Thứ tự các nội dung, tiết mục cần ghi cụ thể sau khi thống nhất để tránh sự nhầm lẫn, bỏ sót.
- Tùy tình hình sự kiện thực tế diễn ra như thế nào để xác định có thêm vào một số nội dung khác như trò chơi nhỏ,….
Khâu bế mạc sự kiện:
Là phần cuối của toàn bộ kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm nên cần tạo điểm nhấn, điểm cao trào để kết thúc tốt đẹp. Bế mạc sự kiện thường gồm có các phần sau:
- Công bố về kết quả đã đạt được trong suốt sự kiện.
- Phát thưởng, bằng khen,… (nếu có).
- Phát biểu của bên tổ chức hoặc người dẫn sự kiện (nếu cần).
Kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm có được bảo hộ không?
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 thì kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình thức tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết khác. Thời điểm bảo hộ sẽ được phát sinh kể từ thời điểm kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019)
Mặc dù không bắt buộc thực hiện quy trình các bước thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Nhưng thủ tục này cần được thực hiện bởi nó sẽ giúp tác giả, chủ thể hữu kịch bản sự kiện ra mắt sản phẩm bảo vệ quyền lợi của họ một cách tối ưu khỏi những hành vi vi phạm không lường trước được trong tương lai.