Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả
Mục lục
Đăng ký thương hiệu là điều cần thiết phải thực hiện để bảo vệ tối ưu quyền lợi chính đáng của công ty. Quá trình đăng ký còn góp phần giúp thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng, đối tác và tạo chỗ đứng trên thị trường. Hôm nay, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn cách thức đăng ký bảo hộ thương hiệu.
1. Thủ tục các bước đăng ký thương hiệu
Bạn có thể đăng ký thương hiệu dưới dạng bản quyền (theo loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) hoặc nhãn hiệu. Theo đó, thủ tục đăng ký như sau:
1.1. Trường hợp 1: Đăng ký dưới dạng bản quyền
Trình tự các bước được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bản quyền thương hiệu;
- Bản sao mẫu thương hiệu;
- Văn bản chứng minh quyền nộp đơn bảo hộ thương hiệu;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ thương hiệu của các đồng tác giả, chủ sở hữu;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền khi được ủy quyền thực hiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ bảo hộ
Nộp tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ, không đầy đủ thì sẽ bị từ chối bằng văn bản và có nêu rõ lý do.
1.2. Trường hợp 2: Đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
Trình tự các bước được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký;
- Mẫu thương hiệu;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký thương hiệu;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao hợp lệ chứng từ thanh toán phí, lệ phí đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:
- Thẩm định hình thức: Kiểm tra hồ sơ đăng ký hợp lệ hay chưa;
- Công bố đơn đăng ký thương hiệu: Sau khi thấy đơn đăng ký hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá thương hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ không;
- Ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối: Nếu thương hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ thì sẽ bị từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Ngược lại, nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
2. Những nội dung dịch vụ hỗ trợ đăng ký thương hiệu
Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm, Phan Law Vietnam tự hào là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Có thể kể đến những nội dung công việc như:
- Tư vấn chi tiết quy định hiện hành về thương hiệu;
- Tư vấn thành phần hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ;
- Đánh giá khả năng bị trùng hoặc tương tự của thương hiệu;
- Hỗ trợ dịch thuật, công chứng giấy tờ có liên quan;
- Đại diện Khách hàng đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Theo dõi những hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu, lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết,…
3. Quy trình hỗ trợ pháp lý tại đơn vị dịch vụ
Khi bạn sử dụng dịch vụ tại Phan Law Vietnam, bạn sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái từ khâu tư vấn cho đến quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, theo đó:
Bước 1: Tư vấn khách hàng
Lắng nghe thông tin, nhu cầu mà Khách hàng cung cấp. Qua đó, tư vấn và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Sau khi Khách hàng chốt phương án, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo giấy tờ dựa trên thông tin, chứng từ Khách hàng cung cấp.
Bước 3: Phân công thực hiện
Phân công chủ thể đại diện Khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo dõi sát quá trình giải quyết và gửi kết quả cho Khách hàng ngay khi nhận được.